Năm 2017, tại huyện Bảo Khánh, thành phố Song Áp Sơn, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, một nông dân tên Lý tình cờ phát hiện một tảng đá kỳ lạ khi đang làm ruộng. Tảng đá màu đen, cứng, bề mặt nhẵn bóng, kích thước lớn nhưng trọng lượng lại nhẹ bất thường. Đặc biệt hơn, nó có thể để lại vệt đen khi cọ xát vào giấy.
Nghi ngờ đây là một loại đá quý, ông Lý đã báo cáo sự việc lên chính quyền địa phương. Ngay lập tức, một đội điều tra được cử đến phong tỏa khu vực và tiến hành khảo sát. Kết quả phân tích ban đầu cho thấy tảng đá là than chì, và có khả năng tồn tại một mỏ than chì lớn tại đây.
Lão nông đã tìm ra một tảng đá kỳ lạ khi đang làm ruộng hóa ra đây chính là tảng đá là than chì. Ảnh minh họa
Sự việc nhanh chóng được báo cáo lên chính quyền tỉnh Hắc Long Giang và nhận được sự quan tâm đặc biệt. Một đoàn kiểm tra gồm các chuyên gia địa chất, kỹ sư khai thác mỏ và chuyên gia môi trường đã được cử đến hiện trường để nghiên cứu. Đáng chú ý, giáo sư Viên Quốc Huy, chuyên gia nghiên cứu ứng dụng của than chì thuộc Viện Địa chất tỉnh Hắc Long Giang, cũng tham gia đoàn khảo sát. Vốn đang nghiên cứu về than chì, giáo sư Viên rất hào hứng với phát hiện này, ông tạm gác công việc để đến huyện Bảo Khánh tìm hiểu thêm.
Tại hiện trường, đoàn chuyên gia đã triển khai một cuộc khảo sát toàn diện. Sử dụng thiết bị thăm dò địa chất tiên tiến, họ quét và phân tích chi tiết toàn bộ khu vực. Sau nhiều ngày làm việc miệt mài, kết quả thu được thật đáng kinh ngạc: trữ lượng mỏ than chì vượt xa dự đoán ban đầu, lên đến 15 triệu tấn, với giá trị ước tính hơn 100 tỷ NDT (tương đương hơn 347.000 tỷ đồng). Phát hiện này đã đưa mỏ than chì ở Bảo Khánh trở thành một trong những mỏ lớn nhất được biết đến tại Trung Quốc lúc bấy giờ.
Phát hiện về mỏ than chì khổng lồ này đã gây tiếng vang lớn trong cộng đồng địa chất Trung Quốc và quốc tế. Nhiều chuyên gia mong muốn được tham gia vào các nghiên cứu tiếp theo tại đây. Giáo sư Viên Quốc Huy tin rằng phát hiện này không chỉ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của tỉnh Hắc Long Giang mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ ngành công nghiệp than chì của Trung Quốc.
Mỏ than chì không chỉ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của tỉnh Hắc Long Giang mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ ngành công nghiệp than chì của Trung Quốc. Ảnh minh họa
Gần đây, Cục Địa chất tỉnh Hồ Nam ngày 21/11 cho biết các nhà địa chất phát hiện hơn 40 mạch quặng vàng với trữ lượng khoảng 300 tấn ở độ sâu 2.000 m dưới mỏ vàng ở Vạn Cổ, huyện Bình Giang. Trữ lượng vàng ở độ sâu 3.000 m ước tính là hơn 1.000 tấn, trị giá 600 tỷ nhân dân tệ (khoảng 83 tỷ USD).
"Nhiều lõi khoan cho thấy có vàng", Chen Rulin, chuyên gia thăm dò quặng tại Cục Địa chất tỉnh Hồ Nam, nói và thêm rằng một tấn quặng ở độ sâu 2.000 m chứa tối đa 138 g vàng.
Liu Yongjun, phó giám đốc Cục Địa chất Hồ Nam, cho biết các công nghệ thăm dò quặng mới như mô hình hóa địa chất 3D được sử dụng tại mỏ vàng Vạn Cổ.
Liu nói thêm vàng cũng được tìm thấy khi khoan thăm dò vùng lân cận, làm tăng thêm triển vọng về trữ lượng vàng ở khu vực.