Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lãnh đạo NATO cảnh báo xung đột ở Ukraine có thể khéo dài một thập kỷ

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg mới đây lên tiếng cảnh báo các quốc gia thành viên chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất là cuộc chiến kéo ở Ukraine kéo dài một thập kỷ.

Trong cuộc phóng vấn với hãng tin BBC được công bố ngày 18/7, khi được hỏi các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có phải chuẩn bị cho kịch bản cuộc xung ở Ukraine đột kéo dài hơn 10 năm hay không, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã thừa nhận là "có".

"Thông điệp chính là sự ủng hộ dành cho Ukraine càng mạnh mẽ và chúng ta càng sẵn sàng cam kết lâu dài thì cuộc xung đột này có thể kết thúc càng sớm. Nghịch lý là hiện tại Tổng thống Nga Putin tin rằng ông ấy có thể chờ đợi chúng ta. Vì vậy, cuộc chiến vẫn tiếp diễn", ông Stoltenberg nói.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: Kyiv Independent

Ông Stoltenberg gần đây cũng liên tục thúc giục các đồng minh NATO tăng chi tiêu quốc phòng trong bối cảnh có nguy cơ chia rẽ trong nội bộ khối. Nhiều quốc gia NATO bao gồm Slovakia và Hungary đã đặt câu hỏi về cam kết của NATO trong việc hỗ trợ Ukraine và kêu gọi một thỏa thuận hòa bình.

Trong khi đó, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng khẳng định ông sẽ chấm dứt xung đột Nga - Ukraine ngay lập tức nếu ông giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng sẽ diễn ra vào tháng 11 tới. Tuy nhiên, kế hoạch của ông Trump được giới phân tích nhận định là có liên quan đến việc Ukraine nhượng lãnh thổ cho Nga .

Khi được hỏi liệu ông Trump có đảm bảo sẽ giảm tài trợ cho NATO nếu tái đắc cử Tổng thống Mỹ vào năm nay hay không, ông Slotenberg trả lời rằng "điều đúng đắn cần làm bất kể bạn nghĩ gì về cam kết của Mỹ đối với NATO là đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng".

"Khi chúng tôi truyền đạt rất rõ ràng rằng chúng ta ở đây lâu dài, rằng chúng tôi có sự ủng hộ mạnh mẽ và lâu dài cho Ukraine, thì chúng tôi có các điều kiện cho một giải pháp mà Ukraine chiếm ưu thế như một quốc gia độc lập có chủ quyền", Tổng thư ký NATO cho hay.

Trong hội nghị thượng đỉnh diễn ra gần đây ở Washington, NATO đã làm rõ con đường "không thể đảo ngược" của Ukraine hướng tới khối quân sự này bằng cách nhấn mạnh rằng các cam kết liên tục gần đây với Kiev "là cầu nối cho tư cách thành viên".

Cũng tại hội nghị thượng đỉnh NATO, Hiệp ước Ukraine cũng đã được 32 quốc gia đồng minh ký kết, dựa trên tuyên bố chung của G7 được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh của khối vào năm ngoái tại Vilnius. "Hiệp ước lịch sử này tạo ra một cấu trúc an ninh thống nhất và toàn diện để hỗ trợ Ukraine hiện nay và trong tương lai, trong chiến tranh cũng như trong hòa bình", Nhà Trắng cho biết.

Hiệp ước nêu rõ các thành viên đã tham gia ký kết sẽ hỗ trợ nhu cầu quốc phòng của Ukraine thông qua đào tạo, viện trợ quân sự và hỗ trợ kinh tế, đồng thời đẩy nhanh nỗ lực của Ukraine nhằm tăng cường năng lực quốc phòng. Những bên ký kết cũng đồng ý "triệu tập nhanh chóng và đoàn kết ở cấp cao nhất để xác định các bước tiếp theo phù hợp" trong trường hợp Nga tiến hành một cuộc tấn công vũ trang vào Ukraine trong tương lai.

Theo Kyiv Independent

Tin nổi bật