Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Kỳ thi chung quốc gia: Nhiều trường đại học chọn phương án 2

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Kỳ thi chung quốc gia tiếp tục là đề tài nóng hổi, chiếm được nhiều sự quan tâm, thảo luận trong Hội nghị Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ diễn ra hôm qua, 15/8.

(ĐSPL) – Kỳ thi chung quốc gia tiếp tục là đề tài nóng hổi, chiếm được nhiều sự quan tâm, thảo luận trong Hội nghị Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ diễn ra hôm qua, 15/8.

Ông Nguyễn Kim Sơn - Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội.

Theo đó, các trường Đại học đều có những đóng góp tích cực đối với phương án đổi mới của Bộ GD-ĐT, rất nhiều ý kiến về kỳ thi chung quốc gia được đưa ra thảo luận, phần lớn các trường lựa chọn phương án 2 là phương án phù hợp nhất để triển khai kỳ thi chung quốc gia.

Theo ông Đặng Kim Vui – Giám đốc ĐH Thái Nguyên thì ĐH Thái Nguyên là một trong những trung tâm tổ chức thi ĐH nhiều năm, với số lượng 60 – 70.000 thí sinh tham gia, bởi vậy đổi mới hai kỳ thi thành một kỳ thi quốc gia là  hợp lý.

Tuy nhiên, cần có lộ trình chuyển đổi phù hợp vì có nhiều yếu tố để biến cái ta mong muốn thành hiện thực. Phương án 2 phù hợp để ta có thể kết hợp xét tốt nghiệp và lựa chọn thí sinh phù hợp với yêu cầu kiến thức cơ bản và một số yêu cầu tuyển sinh vào các ngành ĐH đặc thù. Ta cần có đội ngũ chuyên gia, tổ chức hội nghị để xây dựng quy chế và cách thức làm

Ngoài ra, ông Vui cũng cho rằng cấu trúc đề thi rất quan trọng, cần có phần kiểm tra kiến thức để xét tốt nghiệp phổ thông. Cùng đó, thiết kế đề thi đạt độ phân hóa để các trường ĐH xét chọn. Đề thi ĐH năm vừa qua đã làm rất tốt điều này.

Cùng chung ý kiến với Giám đốc Đại học Thái Nguyên, ông Bùi Thiện Dụ - Hiệu trưởng Trường ĐH Phương Đông phát biểu, “Chúng tôi nhất trí với  việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia. Tôi cho rằng mục đích thứ hai là hơi khó, cần phải bàn. Thực ra muốn có kỳ thi để tuyển được, cần có 2 việc: Thứ nhất, chất lượng và độ tin cậy kỳ thi phổ thông; thứ hai là phân luồng. Hiện người vào học quá đông, nên ta phải tuyển.

Theo tôi cần có lộ trình.  Hiện cải cách ở phổ thông chưa triệt để, nếu chuyển ngay để tuyển vào ĐH thì còn khó. Tuy nhiên, nếu thực hiện kỳ thi quốc gia, phương án 2 là tốt nhất”.

Tại Hội nghị, cũng có ý kiến nghiêng về phương án 2 trong 3 phương án mà Bộ Giáo dục đề xuất, nhưng ông Nguyễn Hữu Tú – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội bày tỏ mối lo ngại tổ chức thi như thế nào để có được một kết quả thi đáng tin cậy. Ông cho biết thêm, bởi tuyển sinh đầu vào tại các khối trường Y Dược luôn luôn là vấn đề nóng, yêu cầu chất lượng cao, nên trong thời gian tới Hội đồng Hiệu trưởng khối các trường Y sẽ họp để thảo luận về một dự án thi bổ sung nữa, sẽ sớm trình lên Bộ để được xét duyệt.

Hiệu trưởng của trường Đại học Luật Hà Nội, ông Phan Chí Hiếu chia sẻ, ngay sau khi được biết về đề xuất 3 phương án thi của Bộ Giáo dục, trường đã tổ chức môt cuộc họp để thảo luận về vấn đề này, hoàn toàn nhất trí với chủ trương tổ chức kỳ thi chung trong năm 2015 và thống nhất lựa chọn phương án 2.

Cũng đồng tình với phương án 2, nhưng ông Nguyễn Hội Nghĩa – Phó Giám đốc ĐHQG HN lại đề xuất, thay vì thi môn Ngữ văn sẽ thi môn Tiếng Việt, bởi vì ngôn ngữ mới là mẫu số chung cho tất cả các ngành khoa học còn Văn học, cảm thụ thuộc lĩnh vực khoc học Xã hội nhân văn.

Nhiều ý kiến từ các điểm cầu Nghệ An, Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh cũng bày tỏ quan điểm của mình về kỳ thi chung và đa số nghiêng về phương án 2.

Sau khi các ý kiến góp ý của các hiệu trưởng, Bộ GD-ĐT tổng hợp lại cùng với ý kiến các Sở GD-ĐT và của xã hội để đưa ra phương án tối ưu nhất cho kỳ thi quốc gia 2 trong 1 vào năm tới.

Phương án 2:  Sẽ tổ chức thi với 5 bài thi, trên cơ sở tổng hợp từ kiến thức, kỹ năng của 8 môn học toán, ngữ văn, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý. Các bài thi gồm bài thi toán, ngữ văn, ngoại ngữ, bài thi tự nhiên (tổng hợp từ các môn học vật lý, hóa học, sinh học) và bài thi xã hội (tổng hợp từ các môn lịch sử, địa lý).

Các năm sau năm 2015, nếu chọn phương án “thi theo bài” này, Bộ GD-ĐT cũng sẽ bổ sung kiến thức của các môn giáo dục công dân, công nghệ, tin học vào các bài thi và chuyển dần từ việc ra câu hỏi độc lập của mỗi môn thi bằng câu hỏi có tính tích hợp kiến thức liên môn. Với phương án này, thí sinh sẽ phải bắt buộc thi 4 bài để xét tốt nghiệp THPT gồm bài thi toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 1 bài tự chọn trong số bài thi tự nhiên hoặc xã hội.


Tin nổi bật