Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Kỳ thi chung quốc gia: Có thể triển khai ngay từ 2015

(DS&PL) -

(ĐSPL) - GS Đào Trọng Thi cho rằng, đây là một đề án hoàn toàn có thể áp dụng luôn và không những không gây trở ngại mà còn giảm thiểu rất nhiều chi phí tuyển sinh cho ngành giáo dục.

(ĐSPL)- GS Đào Trọng Thi cho rằng, đây là một đề án hoàn toàn có thể áp dụng luôn và không những không gây trở ngại mà còn giảm thiểu rất nhiều chi phí tuyển sinh cho ngành giáo dục.

Ngày 15/7 vừa qua, khi làm việc với Bộ GD-ĐT, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ GD-ĐT xem xét phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT, thi ĐH, CĐ theo hướng chỉ còn một kỳ thi quốc gia ngày từ năm 2015. Đây là đề án đã được Bộ GD-ĐT trình lên Thủ tướng Chính phủ từ một thời gian trước.

Theo đó, kết quả kỳ thi này vừa dùng để xét tốt nghiệp THPT vừa để các trường ĐH, CĐ làm căn cứ tuyển sinh đầu vào. Nếu trường nào có yêu cầu cao hơn thì căn cứ vào kết quả đó để sơ tuyển trước khi tổ chức thi riêng, tự trường nào làm cho trường đó. Không tổ chức thi đồng loạt trong mấy đợt như hiện nay.

Phương án được đưa ra là việc tổ chức thi sẽ được thực hiện theo cụm tại các địa phương nhưng có thể một số trường ĐH, CĐ phải tham gia coi thi, hoặc tham gia vào khâu tổ chức thi.

Theo một nguồn tin, Bộ GD-ĐT dự kiến đề xuất thi 8 môn trong 4 ngày. Thí sinh bắt buộc phải thi 4 môn, trong đó 2 môn bắt buộc, 2 môn tự chọn. Ngoài ra, thí sinh nào có nguyện vọng thi thêm môn nào nữa thì có thể đăng ký thi thêm để phù hợp với nhu cầu được xét tuyển.

Giáo sư Đào Trọng Thi.

“Cần phải làm rõ về khái niệm kỳ thi “chung”, kỳ thi quốc gia!”

Trao đổi với phóng viên Đời sống và Pháp luật, GS Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chia sẻ, mặc dù mới tiếp cận đề án qua báo chí, nhưng theo quan điểm của mình, ông cho rằng việc tổ chức kỳ thi để xét tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tin cậy cho các trường ĐH-CĐ tuyển sinh là một ý tưởng tốt, có tác động tích cực đối với giáo dục.

Bên cạnh đó, theo GS Đào Trọng Thi, vẫn còn nhiều vấn đề liên quan cần phải làm rõ, nếu không sẽ gây hiểu lầm và bối rối trong dư luận.

Ông nói: “Cách gọi kỳ thi “chung”, kỳ thi quốc gia là cách gọi sẽ dễ khiến nhiều người hiểu sai đi, họ sẽ hiểu là đây là kỳ thi với hai tác dụng, vừa tốt nghiệp THPT, vừa tuyển sinh Đại học."

"Chúng ta đều thấy rằng tỷ lệ đỗ tốt nghiệp rất cao, trong khi Đại học gần như là chọn 10 lấy 1, bởi vậy nếu cho rằng kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi Đại học hợp lại làm một thì sẽ ra đề thế nào để đạt được cả hai tiêu chí đó? Nếu ra đề ở mức độ tuyển sinh Đại học thì quá khó, nhiều thí sinh không làm được; nhưng nếu ra đề ở mức độ tốt nghiệp THPT thì lại không có tính phân loại. Hay chẳng lẽ mức điểm đạt tốt nghiệp phải hạ xuống còn 2-3 điểm? Bởi thế, cách gọi “kỳ thi chung” sẽ gây ra nhiều hoang mang và thắc mắc."

"Trong khi thực tế, đây là kỳ thi có tác dụng xét tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp tư liệu đáng tin cậy để làm căn cứ cho các trường Đại học, Cao đẳng sử dụng trong công tác tuyển sinh, có thể có trường lấy luôn số liệu đó để tuyển sinh, nhưng cũng có thể họ chỉ dựa vào đó thôi, và có thể tổ chức một kỳ thi riêng, đây là quyền tự chủ của mỗi trường Đại học, Cao đẳng chứ không phải do Bộ GD-ĐT kiểm soát."

"Theo tôi, có thể gọi là kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia thì sẽ hợp lý và đỡ gây hiểu lầm hơn”.

Hoàn toàn có thể thực hiện ngay trong năm tới

Về phương thức của kỳ thi quốc gia theo Bộ GD-ĐT đề xuất (các thí sinh sẽ thi 8 môn trong 4 ngày, thí sinh bắt buộc phải thi 4 môn, trong đó 2 môn bắt buộc, 2 môn tự chọn), GS Đào Trọng Thi khuyến cáo cần phải có những điều chỉnh, bởi vì nội dung này chỉ phù hợp với những năm đầu, chưa có sách giáo khoa đổi mới và vẫn thi theo môn học.

Trong khi thời gian tới sẽ có những cải cách, sách giáo khoa được biên soạn theo mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất của người học chứ không chỉ tập trung vào kiến thức và kĩ năng, mà những kiến thức, kĩ năng này cần được vận dụng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Khi đó, việc thi theo hình thức môn thi như trên không còn phù hợp nữa, Bộ GD-ĐT cần phải “đi trước đón đầu”, lựa chọn phương thức hợp lý để kỳ thi này không chỉ được áp dụng trong vài năm mà trở thành một phương án lâu dài và bền vững của ngành giáo dục.

Trước một số ý kiến cho rằng việc thực hiện một kỳ thi trong năm tới là vội vàng và gây khó khăn cho nhiều đơn vị liên quan, GS Đào Trọng Thi cho rằng, đây là một đề án hoàn toàn có thể áp dụng luôn và không những không gây trở ngại mà còn giảm thiểu rất nhiều chi phí tuyển sinh cho ngành giáo dục.

“Ngay từ năm 2015 thực hiện được chứ! Năm nay đã có 62 trường tổ chức tuyển sinh riêng, và đã thực hiện rất tốt. Việc tổ chức một kỳ thi để nhiều trường ĐH, CĐ dựa vào đó để lấy tư liệu cho hoạt động tuyển sinh cho trường mình là rất tích cực và được ủng hộ. Còn nếu các trường khác có tiêu chuẩn cao hơn, muốn tổ chức tuyển sinh riêng thì họ tự tổ chức, hoặc thậm chí là nhiều trường có phương thức đào tạo, chuyên ngành đào tạo tương tự nhau cùng kết hợp tổ chức", ông gợi mở.

Cũng theo GS Đào Trọng Thi, đối với những trường không đủ khả năng tổ chức một kỳ thi tuyển sinh riêng của trường mình thì họ hoàn toàn có thể lấy kết quả thi của thí sinh từ những trường liên quan để sử dụng cho hoạt động tuyển sinh của trường mình. Cách làm này tạo sự chủ động cho các trường và cũng giảm bớt chi phí tuyển sinh mỗi năm.

Tin nổi bật