Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Kẻ thù giấu mặt" trong mâm cơm người Việt, âm thầm “phá” gan

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Dưa chua là món ăn được nhiều người yêu thích, tuy nhiên, ăn quá nhiều có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Theo VietNamNet, Bà Wang, 64 tuổi, người Trung Quốc, không uống rượu, không hút thuốc lá. Cách đây một thời gian, bà thấy bụng dưới bên phải đau tức, khó chịu. Cơ thể của bà gần như không còn sức lực.

Người phụ nữ này quyết định tới gặp bác sĩ. Sau khi siêu âm, chụp CT và làm các xét nghiệm khác, bà được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối.

Khi tìm hiểu, bác sĩ được biết, bệnh nhân có tiền sử bị viêm gan B. Ngoài ra, bà thường xuyên ăn dưa muối chua, gần như mỗi ngày. Bà thấy bữa cơm thật nhạt nhẽo, khó nuốt nếu không có món ăn này.

Quá trình muối dưa sẽ sản sinh ra nhiều nitrite. Lượng nitrite tồn tại trong cơ thể quá nhiều sẽ khiến khả năng chuyển hóa và bài tiết của gan và thận bị quá tải, cản trở việc luân chuyển oxy. Ảnh minh họa

Đây cũng là món phổ biến được dùng hàng ngày của người dân châu Á, trong đó có Việt Nam. Dưa muối có vị đậm đà, chủ yếu là chua, kích thích vị giác, giúp mọi người cảm thấy ngon miệng. 

Tuy nhiên, quá trình muối dưa sẽ sản sinh ra nhiều nitrite. Lượng nitrite tồn tại trong cơ thể quá nhiều sẽ khiến khả năng chuyển hóa và bài tiết của gan và thận bị quá tải, cản trở việc luân chuyển oxy.

Ngoài ra, nitrite trong cơ thể người cũng có thể tạo ra nitrosamine. Đây là chất gây ung thư, dẫn đến bệnh gan, thậm chí là ung thư gan.

Gan là cơ quan trao đổi chất quan trọng của cơ thể con người, có nhiệm vụ giải độc. Ăn dưa chua, thức đêm trong thời gian dài, tính khí thất thường và các thói quen xấu khác dễ dẫn đến tình trạng chức năng gan bị tổn thương.

Một số lưu ý khi ăn dưa, cà muối

- Không nên ăn nhiều và liên tục, đặc biệt không ăn khi bụng rỗng. Một tuần một người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ khoảng 50g.

- Không ăn đồ muối khi còn hăng, cay, có vị khác lạ, bị khú, bị ủng hoặc quá chua, đổi màu, dưa cà đã nổi váng trắng (vàng) hoặc nấm đen...

- Trước khi ăn nên rửa qua nước đun sôi nhiều lần để giảm hàm lượng muối và độ chua.

Không muối vào thùng nhựa đã qua sử dụng vì hóa chất độc hại còn sót ở thùng có thể bị ngấm vào thực phẩm. Nên muối vào bình thủy tinh, bình gốm sứ. Ảnh minh họa

- Khi muối dưa, cà phải đảm bảo nguyên liệu và các dụng cụ được vệ sinh thật kỹ. Không muối vào thùng nhựa đã qua sử dụng vì hóa chất độc hại còn sót ở thùng có thể bị ngấm vào thực phẩm. Nên muối vào bình thủy tinh, bình gốm sứ.

- Không nên ăn các loại dưa muối xổi (vừa muối xong đã ăn), chỉ nên ăn sau khi muối khoảng 2-3 ngày.

- Bản chất của dưa hành muối rất mặn, vì vậy trước khi ăn nên rửa qua với nước đun sôi để nguội và vắt bớt nước để giảm bớt lượng axit, muối trong dưa.

- Nên ăn dưa tự muối hơn là mua ngoài hàng. Tự muối dưa giúp bạn điều chỉnh được lượng muối thêm vào và đảm bảo được thực phẩm sạch, không chất phụ gia, không chất bảo quản, dụng cụ muối sạch.

- Dưa muối ăn thừa không cho lại vào lọ vì dễ làm hỏng dưa có sẵn trong đó; dùng muỗng, đũa sạch để gắp dưa; đậy kín lọ và nên bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.

- Riêng với cà muối không nên ăn khi còn xanh vì có chứa chất độc solanin, có thể gây ngộ độc khi ăn, thông tin trên báo Tiền Phong.

Tin nổi bật