Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Huyền Tông: Vị vua đẩy triều đại nhà Đường rơi vào “vực sâu”

  • Phương Linh
(DS&PL) -

Do thói phong lưu quá độ, mê đắm trong nhan sắc Dương Quý Phi, không chú ý đến chính trị, Huyền Tông chính là vị vua đã đẩy nền kinh tế nhà Đường “xuống dốc không phanh”.

Tùy-Đường là một thời đại thống nhất dài ở Trung Quốc được ra đời sau chia cắt suốt 400 năm thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều. Thời kỳ đầu của cả hai triều đại Tùy (581 – 619), Đường (618 –907) hừng hực khí thế hào hùng thịnh vượng do đã biết đúc kết kinh nghiệm từ những bài học thất bại đắng cay của các triều đại trước. Do đó, các tiên đế đều dốc lòng chấn hưng đất nước, làm cho xã hội và chính quyền ngày càng lớn mạnh.

Đặc biệt, sự phồn vinh và phát triển đạt tới đỉnh cao về kinh tế và văn hóa của Đường triều (618 – 907), không chỉ viết thêm một trang sử vàng son chói lọi cho lịch sử Trung Quốc, mà lại còn tô hồng thêm một nét son trong lịch sử văn minh nhân loại.

Sau loạn An- Sử, nhà Đường gặp nhiều khó khăn về tài chính, buộc phải tăng thuế suất và tăng cường buôn bán những mặt hàng độc quyền như muối và trà, khiến cho nhiều người dân không chịu được mức thuế quá cao, trở thành những kẻ buôn lậu, làm lung lay nền tài chính và an ninh quốc gia.

Hưng thịnh

Thời kì vương triều còn gian nan, xuất hiện Võ Tắc Thiên- nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Tuy bà khét tiếng với những hành động tàn bạo và kỳ quặc nhưng đã thành công trong việc phục hồi nền kinh tế và sinh kế của người dân.

Trong khoảng thời gian tại vị, về mặt đối nội, Võ Tắc Thiên tập trung phát triển kinh tế xã hội, tiến hành cải cách chữ viết, duy trì sự ổn định trong nước. 

Về mặt đối ngoại, bà tiến hành các cuộc chiến ở Nội Á, giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ An Tây độ hộ phủ từng rơi vào tay người Thổ Phồn. Là một người sùng đạo, Võ Tắc Thiên khuyến khích phát triển Phật giáo, hạ lệnh trong nước tích cực xây dựng chùa chiền, tăng cường biên dịch kinh Phật.

Tuy xuất sắc là vậy nhưng thậm chí, chỉ vì không tin tưởng, Võ Tắc Thiên sẵn sàng giết chết con trai của mình để giành quyền lực, thống trị đất nước.

Sau đó, bà thành lập triều đại Võ Chu, làm gián đoạn nhà Đường và cai trị mang tới kinh hoàng cho dân chúng trong suốt 16 năm.

Chính vì nỗi lo mất quyền lực quá lớn, Võ Tắc Thiên luôn rơi vào trạng thái thiếu ngủ và bất an. Mặc dù đã thử dùng đủ mọi loại dược liệu nhưng bệnh tình của bà không cải thiện, cho đến khi uống Trà Tín Dương Mao Tiêm được ủ 3.000 năm trước từ tỉnh Hà Nam, Võ Tắc Thiên mới có thể tỉnh táo và xử lý việc triều chính được

Võ Tắc Thiên- nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Khi Huyền Tông- cháu nội Võ Tắc Thiên lên ngôi, nhờ vào thời niên thiếu chứng kiến những biến động to lớn của dòng họ, Huyền tông có một ý chí rất lớn trong việc xây dựng triều đình. Ngay sau đó, ông bắt tay vào việc xây dựng đất nước, trọng dụng người tài, đề xướng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, ngăn chặn quan liêu,…Nhờ đó đã mở ra thời kì Khai Nguyên thịnh thế kéo dài hơn 30 năm.

Chân dung vua Huyền Tông.

Suy nhược

Tuy nhiên về cuối đời, vua Huyền Tông sinh ra u mê xa xỉ, mê đắm trong tửu sắc, không chú ý đến nền chính trị ngày càng bại hoại suy vi, bên trong sủng ái Dương Quý Phi, bỏ bê việc nước, bên ngoài trọng dụng gian thần,khiến cho nền thống trị ngày càng xuống dốc.

Dương Quý Phi với vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" khiến vua Huyền Tông say mê.

Được biết, vua Huyền Tông đã hào phóng mà tặng cho Dương Quý Phi rất nhiều cống phẩm quý hiếm, kể cả Trà Mông Đỉnh (loại trà quý hiếm chỉ được dùng để dâng lên trời trong các nghi lễ) và Trà Cung Đình (loại trà được ban tặng đặc biệt mỗi năm chỉ một lần khi chọn ra đại thần lập công lớn nhất).

Từ sự kiện đó đã mở ra thời đại mà trà trở trên phổ biến, nhất là trong thời vua Đường Túc Tông - con trai của vua Huyền Tông. Ông đã ban hành lệnh cấm rượu, cũng nhờ đó phong tục uống trà thay vì uống rượu đã trở nên phổ biến khắp Trung Quốc.

Cũng nhờ đây, trà đã được buôn bán khắp Trung Quốc dọc theo con kênh đào Kinh Hàng Đại Vận Hà do triều đại nhà Tùy xây dựng. Từ đó, trà được sản xuất mở rộng, từ văn hóa địa phương của miền nam Trung Quốc trở thành văn hóa của toàn đại lục.

Từ đó mà kinh tế nhà Đường ngày một phát triển, nhưng đằng sau đó là sự bóc lột, gánh nặng người dân ngày một tăng lên.

Đồng thời, ông cũng đánh thuế đối với trà vào năm 782 và nhận về nhiều lời oán trách của dân chúng. Thuế suất ngày càng tăng; và vào năm 821, mức thuế đối với trà lên tới trên 50%, đặc biệt, ai bán trà cũng phải đóng thuế.

Theo đó, các cuộc phản đối từ người dân và các thương gia địa phương ngày càng gia tăng. “Tức nước vỡ bờ”, một cuộc nổi loạn từ khoảng năm 875 do Hoàng Sào, một người buôn bán muối và trà đứng đầu, sức mạnh của triều đại nhà Đường nhanh chóng suy giảm và bị lật đổ.

Phương Linh(T/H)

Tin nổi bật