Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giải pháp tôn vinh thương hiệu làng nghề Việt Nam

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Dự án 1102 của Công ty CP Tiếp thị Làn sóng mới nhằm hướng đến một "cuộc cách mạng" về thương hiệu làng nghề trên môi trường số.

(ĐSPL) - Ngày 12/12, tại tòa nhà Star Tower (Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) đã diễn ra buổi tọa đàm "Giải pháp tiếp thị số về văn hóa, du lịch và tác phẩm tiêu biểu của nghệ nhân thủ công mỹ nghệ".
Buổi tọa đàm do Quỹ Văn hóa Hà Nội phối hợp cùng công ty Cổ phần Tiếp thị Làn sóng mới tổ chức - Đơn vị chủ quản dự án 1102, nhằm hướng đến một "cuộc cách mạng" về thương hiệu làng nghề trên môi trường số.
Tham dự buổi tọa đàm có sự góp mặt của Ông Nguyễn Khắc Lợi - PGĐ Sở Văn hóa Hà Nội, GS Lê Hồng Lý - Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa đánh giá, ban giám đốc Công ty CP Tiếp thị Làn sóng mới cùng rất đông các nghệ nhân đến từ các làng nghề tại Hà Nội.

Toàn cảnh buổi tọa đàm. 

Được biết, dự án 1102 được xây dựng trên cơ sở sự hưởng ứng tích cực thực hiện quyết định 689/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về chương trình phát triển thương mại điện tử Quốc gia giai đoạn 2014 - 2020. Đây cũng chính là một nền tảng về truyền thông, tiếp thị thương mại điện tử… để tạo dựng và khẳng định thương hiệu số, nhân hiệu số cho các làng nghề, nghệ nhân của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa toàn cầu.

Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Giám đốc chiến lược Công ty Cổ phần Tiếp thị Làn Sóng Mới cho biết, giá trị tích hợp bên trong của làng nghề đang là những vấn đề được đặt ra một cách cấp bách hiện nay.
Dự án 1102 là hệ thống đánh giá trong tích hợp điện tử để đánh giá những sản phẩm đã được đưa ra thị trường. Theo đó, tất cả những tác phẩm của các làng nghề sẽ được đưa vào Hệ thống tiếp thị tác phẩm độc đáo trên môi trường số.

Ở dự án này sẽ phân ra 2 loại để trưng bày các sản phẩm, đó là Hệ thống tiếp thị tác phẩm và chợ online.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Giám đốc chiến lược Công ty Cổ phần Tiếp thị Làn Sóng Mới.

"Hệ thống tiếp thị tác phẩm sẽ là nơi tập hợp các mặt hàng cao cấp, độc đáo, vì vậy những mặt hàng ở đây sẽ không có sẵn để bán. Với tư cách là Hệ thống tiếp thị tác phẩm chúng tôi hướng đến việc đặt hàng. Còn chợ online thì sẽ là hàng có sẵn. Sự tương tác giữa khách hàng với 2 chợ này sẽ dẫn khách hàng đến tận làng nghề, đến chủ sản xuất kinh doanh. Tất cả hệ thống online sẽ được thể hiện bằng nhiều thứ tiếng", ông Tuấn nói.

Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng dự án 1102, nghệ nhân Vũ Huy Thiều (chuyên gia thủ công mỹ nghệ) chia sẻ: "Phố nghề là đặc điểm riêng của Hà Nội, vì vậy, chúng ta nên xuất phát từ phố nghề chứ không phải là làng nghề. Hơn nữa, tôi cho rằng, hệ thống thẩm định của dự án hơi rườm rà. Theo kinh nghiệm, nên để chính tác giả lựa chọn, sau đó các chuyên gia lựa chọn lại".
Còn GS Lê Hồng Lý, Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa lại cho rằng, dự án 1102 chính là nơi để giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ra nước ngoài.

GS Lê Hồng Lý, Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa.

"Khi đã có chỗ để trưng bày thì các sản phẩm sẽ được nước ngoài mua và công nhận. Hơn nữa, ở nước ta có rất nhiều cụ giỏi tay nghề nhưng không có bằng cấp đang cần nơi để trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Do đó, dự án 1102 là sự tác động rất tốt đối với các nghệ nhân".
Sự hợp tác của các chuyên gia, nghệ nhân với dự án 1102 sẽ tạo ra một làng sống mới đưa danh tiếng làng nghề, nghệ nhân và các sản phẩm độc đáo vươn đến một tầm cao mới.
Tham dự buổi tọa đàm, các nghệ nhân sẽ được nhận gói tài trợ "Các giải pháp tiếp thị số" của dự án 1102. Tại đây, hội đồng thẩm định cao cấp các sản phẩm thủ công mỹ nghệ (bao gồm các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam về lĩnh vực này cùng các nghệ nhân khác) được thành lập. Hội đồng thẩm định đóng vai trò đánh giá và quyết định giá trị cũng như "khai sinh" cho sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ trên Hệ thống tiếp thị "độc nhất vô nhị" 1102.

Tin nổi bật