Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Gia tăng tình trạng viêm phổi do virus RSV ở trẻ em, phụ huynh cần lưu ý những dấu hiệu này

(DS&PL) -

Là virus gây suy giảm miễn dịch, RSV hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên bệnh nhi chủ yếu được điều trị triệu chứng và chăm sóc nâng cao thể trạng. Vì vậy, đối với trẻ dưới 2 tuổi, cần hết sức cẩn trọng. Khi có biểu hiện ho, sốt, khò khè nên đưa ngay vào viện để khám, điều trị kịp thời.

Thời gian gần đây, bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) liên tục tiếp nhận bệnh nhân nhi nhập viện do viêm đường hô hấp gia tăng, nhất là do RSV hay còn gọi là virus hợp bào hô hấp - một loại virus gây bệnh truyền nhiễm tại đường hô hấp.

Là virus gây suy giảm miễn dịch, RSV hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên bệnh nhi chủ yếu được điều trị triệu chứng và chăm sóc nâng cao thể trạng.

Bà Đỗ Kim Liên, đến từ quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, cháu trai 3 tuổi mới đây được gia đình phát hiện bé thở khò khè, biểu hiện viêm đường hô hấp, bé sốt 39 độ không dó dấu hiệu hạ sốt nên gia đình đã đưa bé đến bệnh viện, các bác sĩ thăm khám và xác định cháu nhiễm RSV.

Cháu sốt đến tận 39 độ, mẹ có cho cháu uống thêm một gói hạ sốt nhưng sau 2 tiếng cháu vẫn sốt 39 độ. Nhà cháu cũng ở gần bệnh viện nên cả nhà đã đưa cháu sang cấp cứu”, bà Mai cho hay.

Khi con tôi nhập viện, con có biểu hiện sốt và ho, mỗi hơi thở của con đều rất mệt. Hôm đầu tiên bé được chẩn đoán nhiễm virus RSV, sẽ bị viêm phổi, viêm phế quản. Nên tôi quyết định đưa con tới nhập viện để điều trị ngay”, chị Hà Thị Hạnh đến từ Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ.  

Là virus gây suy giảm miễn dịch, RSV hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên bệnh nhi chủ yếu được điều trị triệu chứng và chăm sóc nâng cao thể trạng. Do triệu chứng cũng giống với các bệnh đường hô hấp khác nên rất khó phân biệt. Vì vậy, với trẻ dưới 2 tuổi, cần hết sức cẩn trọng. Khi có biểu hiện ho, sốt, khò khè nên đưa ngay vào viện để khám, điều trị kịp thời.

Theo bác sĩ Chuyên khoa II Nghiêm Thị Mai San, Phó trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, trong thời gian gần đây số lượng bệnh nhân trẻ nhập viện vì bệnh viêm đường hô hấp đang tăng cao, đặc biệt là do virus RSV: “Virus RSV lây lan rất nhanh qua đường hô hấp và biến chứng nhanh chóng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ dưới 1 tháng hoặc 2 tháng tuổi. Đa số trẻ nhập viện với biểu hiện ban đầu trong tình trạng thở khò khè, một số trẻ suy hô hấp. Trong số hơn 80 bệnh nhân nhập viện vì viêm đường hô hấp, có 12 bé được xác định mắc RSV và 2 bé phải thở oxy vì nhiễm RSV nặng”.

Bác sĩ San đang kiểm tra sức khỏe bệnh nhi bị nhiễm virus RSV.

Cũng theo bác sĩ San, trẻ nhiễm virus RSV thường có những triệu chứng ban đầu ở đường hô hấp, tương tự như triệu chứng cảm lạnh: ho khan, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, có thể có các dấu hiệu nặng như sốt cao khó hạ, thở nhanh, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, trẻ kích thích quấy khóc. Tuy nhiên, đối với trẻ dưới 2 tuổi và những người có bệnh nền, bệnh có thể tiến triển nặng sau vài ngày và gây ra viêm tiểu phế quản, viêm phổi nặng dẫn đến suy hô hấp cấp.

Trước đó, Bệnh viện Nhi trung ương cũng ghi nhận từ đầu năm đến ngày 5/3/2023, bệnh viện đã tiếp nhận tổng số 1.025 ca nhiễm RSV. Chỉ tính riêng từ ngày 1/3 đến 5/3, bệnh viện đã tiếp nhận 157 ca. Số lượng ca mắc virus hợp bào hô hấp đang có xu hướng gia tăng và diễn biến nặng ở nhóm trẻ nhỏ và có bệnh lý nền.

Để phòng bệnh do Virus RSV gây ra, các chuyên gia y tế khuyến cáo, ngay từ khi mang thai, bà mẹ cần được chăm sóc đúng cách để đảm bảo trẻ sinh ra đủ tháng, đủ cân và khỏe mạnh. Sau khi sinh, cho trẻ bú sớm và bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, và tiếp tục bú sữa đến 2 tuổi để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ. Ngoài ra, khi cho trẻ ăn dặm, cần đảm bảo áp dụng phương pháp đúng cách để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.

Phụ huynh cũng cần chú ý giữ gìn môi trường sống cho trẻ sạch sẽ, thoáng mát và vệ sinh mũi họng, thân thể, rửa tay cho trẻ thường xuyên. Khi ra ngoài, cần cho trẻ đeo khẩu trang, giữ ấm, tránh tiếp xúc với người bị ốm để giảm nguy cơ lây nhiễm. Nếu thấy trẻ có một trong các dấu hiệu nặng như bỏ bú, ăn kém, thở nhanh rút lõm lồng ngực, tím tái, sốt cao, co giật, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Thảo Ly

Tin nổi bật