Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

F-35 sẽ được trang bị vũ khí gì và sở hữu những ưu thế mới nào?

(DS&PL) -

F-35, nhiều khả năng, sẽ được trang bị tập hợp các hệ thống vũ khí tối tân, như tên lửa "không đối không", "không đối đất" và nhiều loại bom khác.

F-35, nhiều khả năng, sẽ được trang bị tập hợp các hệ thống vũ khí tối tân, như tên lửa "không đối không", "không đối đất" và nhiều loại bom khác. 

Tiêm kích F-35 của Mỹ. Ảnh: Getty

Những chân trời mới

Hiện nay, khoảng 400 cỗ máy F-35 đã được sản xuất với 3 cấu hình: “bộ binh”, tàu sân bay và cất cánh đường bay ngắn và hạ cánh thẳng đứng. Tổng số lượng những cỗ máy được sản xuất trong tương lai gần có thể lên tới 3 nghìn chiếc.

Hiện giờ, F-35 là chiếc tiêm kích thế hệ thứ 5, khách quan mà nói, được đặt hàng nhiều nhất trên thị trường. Chiếc J-20 của Trung Quốc, cũng như Su-57 của Nga sẽ còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa để có được ¼ thành công của F-35 trên thị trường vũ khí thế giới.

Tuy nhiên, không gì là không thể. Hãy cùng đánh giá xem những tính năng mới nào mà F-35 sẽ được trang bị sau 10-15 năm nữa.

Tên lửa “không đối không”

F-35 thường được gọi là “máy bay ném bom hạng nhẹ” và “máy bay tấn công chân ngắn”, khi sai lầm (hoặc cố ý) bỏ ngoài tai việc đây là một trong những chiến binh đáng gờm nhất, nếu nói về trận không chiến tầm xa.

Một chiếc máy bay này có thể mang tới 4 quả tên lửa tầm trung AIM-120 AMRAAM trong khoang bụng để tuân thủ các yêu cầu về tính năng tàng hình.

Việc sử dụng những tên lửa cận chiến mới AIM-9X Sidewinder trong cơ chế này, vào thời điểm hiện nay, vẫn chưa được thực hiện: Cũng giống như các tên lửa AMRAAM phụ, chiếc máy bay có thể mang trên giá treo bên ngoài.

4 tên lửa AIM-120 – không nhiều và cũng chẳng ít. Nếu như vứt các tài liệu quảng cáo và tuyên truyền sang một bên, chắc chắn cần bấy nhiêu để bảo đảm tiêu diệt gọn mục tiêu là “máy bay tiêm kích”.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là khởi đầu. Mới đây công ty Lockheed Martin đề xuất hệ thống Sidekick, mà giúp các phiên bản F-35A và F-35C (không phải F-35B) sử dụng giá treo 6 tên lửa AMRAAM trong khoang bụng máy bay.

Ngoài ra, tạm thời đó chỉ là đề xuất mà có liên quan tới sự gia nhập thị trường của chiếc máy bay mới từ công ty Boeing – F-15X. Xin nhắc rằng, nó sẽ phải mang tối đa 22 quả tên lửa “không đối không” tại những giá treo bên ngoài.

Giới quân sự Mỹ có chấp nhận chi thêm tiền cho F-35 hay không là điều khó nói, tuy nhiên ý tưởng trang bị cho cỗ máy này 6 quả tên lửa AIM-120 đã từng được nhắc đến từ rất lâu.

Đề xuất mang tính tham vọng nhất của các năm trước đó là ý tưởng quả tên lửa động lực siêu nhỏ CUDA của Lockheed Martin, mà về mặt lý thuyết, sẽ giúp tăng số lượng các tên lửa được bố trí bên trong khoang bụng của F-35 lên tới 12 quả. CUDA – không chỉ đơn giản là ý tưởng, mà cũng là lý do nghiêm túc để châu Âu, Nga và Trung Quốc quan tâm.

Các tên lửa “không đối đất”

Sắp tới F-35 có thể mang trong khoang bụng và giá treo bên ngoài số lượng lớn các loại tên lửa điều khiển. Nhiệm vụ chống radar định vị có thể sẽ được chiếc máy bay giải quyết nhờ quả tên lửa mới AARGM-ER bố trí trong khoang bụng – nó là sự phát triển từ quả tên lửa chống radar định vị khá nổi danh AGM-88E.

F-35 đã được bổ sung hệ thống dẫn hướng cả kênh radar định vị chủ động tần sóng milimet, bộ điều chỉnh quán tinh-vệ tinh và thiết bị chuyền dữ liệu hai phía. Quả tên lửa siêu thanh, theo các đánh giá, sẽ có tầm bắn lên tới 190km, trong khi vẫn bảo đảm được khả năng bắn hạ tất cả các tổ hợp tên lửa phòng không hiện tại và tương lai.

Có thể khẳng định với xác suất khá cao rằng, chính sự kết nối của F-35 và AARGM-ER sẽ là mối nguy hiểm lớn hơn cả đối với Nga, dưới dạng một sự đe doạ ngày càng gia tăng cho hệ thống tên lửa phòng không.

Theo những thông tin mới nhất do người Mỹ đưa ra trong dự thảo ngân sách quốc phòng năm tài chính 2020, có khả năng tên lửa AARGM-ER sẽ được cải biến thành tổ hợp tấn công chiến thuật đa năng. Như vậy, F-35 có thể tiếp nhận “cánh tay nối dài” khá rẻ tiền và được đồng nhất với tên lửa chống radar định vị.

Thêm một tin quan trọng trong thời gian gần đây - đó là ý tưởng của Lockheed Martin trang bị cho phiên bản F-35C tên lửa siêu thanh Hypesonic Air-breathing Weapon Concept (HAWC): Tổng cộng chiếc máy bay cất cánh từ tàu sân bay có thể mang 2 sản phẩm này trên giá treo bên ngoài. Để phóng quả tên lửa này, bước đầu sẽ sử dụng thiết bị tăng tốc, sau đó động cơ phản lực dòng thẳng sẽ kích hoạt giúp cho sản phẩm này giữ được vận tốc cực cao trong toàn bộ quá trình bay, cho tới tận thời điểm bắn hạ mục tiêu trên cạn hoặc trên mặt nước. Tuy nhiên, điều quan trọng phải nói rằng, kể cả nếu như quân đội gật đầu mua tổ hợp này cho F-35C, việc hoàn thiện và tích hợp nó vào thành phần vũ khí trang bị cho F-35 có thể sẽ mất nhiều năm.

Trong các khoang bụng, chiếc máy bay trong tương lai sẽ phải mang các tên lửa Joint Strike Missile, được chế tạo trên cơ sở tên lửa Naval Strike Missile của Na Uy, mà đã được bàn giao cho quân đội. Quả tên lửa cận thanh với tầm bắn lên tới 180km này có khả năng tiêu diệt các loại mục tiêu. Không nên quên về quả tên lửa hành trình AGM-158 JASSM, mà từ lâu được coi như một “cánh tay nối dài” nữa của chiếc máy bay mới.

Các loại bom

Liệt kê tất cả các loại bom hiện có và tương lai dành cho F-35 là điều vô nghĩa. Nhưng nếu nói ngắn gọn, thì trước tiên đó là các loại bom thuộc dòng JDAM với kích cỡ lên tới 900kg: Chiếc máy bay có thể mang tối đa hai quả như thế trong khoang bụng.

Tuy nhiên, điều chúng ta quan tâm là vũ khí tương lai. Trước tiên, tiềm năng chiến đấu cao của chiếc máy bay trong tương lai có thể được bảo đảm bằng những loại bom tối tân GBU-53/B - một sự phát triển của bom GBU-39.

Nhờ kích thước nhỏ, nên có thể bố trí trong khoang bụng của F-35 tối đa 8 quả bom loại này, còn nhờ việc ứng dụng thiết kế khí động học nên quả bom có thể bay xa hơn 100km sau khi rời khỏi máy bay.

Quả bom mới có đầu tự dẫn hướng 3 tần sóng, mà tích hợp cả dẫn hướng quán tính có sử dụng GPS, dẫn hướng hồng ngoại và tự dẫn hướng bằng radar chủ động. Hệ thống dẫn hướng được nâng cấp giúp nó bắn hạ được cả các mục tiêu cố định lẫn di động. Khi tổng hợp những dữ liệu mới đây có thể nói rằng, người Mỹ muốn trang bị những quả bom này cho cả ba biến thể của F-35 vào khoảng đầu thập niên 2020.

Đây là một yếu tố đáng quan tâm. GBU-53 được coi như hệ thống vũ khí “mang tính chất tối hậu thư”, khi tích hợp cả tiềm năng chiến đấu cao lẫn giá thành thấp. Và vấn đề chỉ là những người Mỹ có nhiều kinh nghiệm sẽ tích hợp chúng như thế nào cho F-35.

Vậy có thể đưa ra một kết luận khiêm tốn. F-35, nhiều khả năng, sẽ được trang bị tập hợp các hệ thống vũ khí tối tân, trong đó có thể chia ra một vài hệ thống chính:

- Hệ thống giống kiểu Sidekick, cho phép bố trí trong khoang bụng tối đa 6 quả tên lửa “không đối không” tầm trung;

- Tên lửa chống radar định vị Advanced Anti-Radiation Guided Missile-Extended Range (AARGM-ER);

- Bom đa năng siêu nhỏ GBU-53/B;

- Tên lửa chống hạm Joint Strike Missile;

- Tên lửa hành trình AGM-158 và các phiên bản của nó.

Những hệ thống vũ khí này, thậm chí không cần quan tâm tới các hệ thống hiện có và tương lai khác, sẽ giúp chiếc máy bay thực hiện được gần như toàn bộ các nhiệm vụ chiến đấu hiện thời.

NAM HIẾU (Theo topwar.ru)

Tin nổi bật