Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Điều gì khiến Tần Thủy Hoàng nhẫn tâm đoạt mạng 2 người em, đày mẹ ruột ra khỏi kinh thành?

  • Phương Linh
(DS&PL) -

Trước khi triệt hạ các quốc gia chư hầu và thiết lập triều đại của mình, Tần Thủy Hoàng đã phải đối mặt với một cuộc nổi loạn nghiêm trọng trong hậu cung, mà nguyên nhân gốc rễ lại xuất phát từ chính mẹ ruột của ông.

Tần Thủy Hoàng, còn được biết đến với tên gọi Tần Thủy Tổ Võ Hoàng Đế (259 TCN – 210 TCN), là một vị vua quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Ông đảm nhiệm vị trí vua thứ 31 của triều đại Tần và trở thành hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa. Tần Thủy Hoàng được biết đến như một trong những vị "thiên cổ nhất đế" của lịch sử phong kiến Trung Hoa.

Khi ông lên ngôi vào năm tuổi 13, ông chỉ là Tần Vương và chính quyền thực sự nằm trong tay các quan thần. Tuy nhiên, sau đó, Tần Thủy Hoàng đã dẹp loạn, đánh bại 6 quốc chư hầu và chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc. Ông đã tự phong mình là "hoàng đế" và sử dụng danh hiệu Thủy Hoàng Đế (Hoàng đế đầu tiên) để thể hiện tầm quan trọng của việc thống nhất đất nước.

Tổng cộng, Tần Thủy Hoàng có 37 năm tại vị, trong đó ông xưng vương 25 năm và xưng đế 12 năm. Năm 210 TCN, Tần Thủy Hoàng qua đời vì bệnh ở tuổi 49.

Trong cuộc đời của Tần Thủy Hoàng, ông từng nhẫn tâm đày mẹ ruột ra khỏi kinh thành và đoạt mạng 2 người em. Nguyên nhân cũng bởi vì thói "dâm ô" của chính mẹ ruột ông.

Tần Thủy Hoàng là một vị vua nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Ảnh minh họa

Theo sử sách ghi lại, Triệu Cơ, còn được biết đến như Đế Thái Hậu, đóng vai trò là Vương Hậu trong đời của Tần Trang Tương Vương Tử Sở và là mẹ ruột của Tần Thủy Hoàng. Tuy nhiên, thông tin về nguồn gốc của Triệu Cơ có nhiều điểm mơ hồ. Các tài liệu lịch sử chỉ cho thấy bà có nguồn gốc từ Hàm Đan, kinh đô của vương quốc Triệu và trước đây bà là người thiếp của Lã Bất Vi. Vì gốc gác của bà đến từ vương quốc Triệu, nên người ta gọi bà là Triệu Cơ.

Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Triệu Cơ xuất thân từ một gia đình có thế lực trong vương quốc Triệu. Nhờ sự ảnh hưởng của gia đình và địa vị của mình, Triệu Cơ cùng Tần Thủy Hoàng đã trốn thoát khỏi sự truy đuổi của vua Triệu. Cuối cùng, bà đưa Tần Thủy Hoàng về nước Tần.

Mặc dù thân phận của Triệu Cơ không rõ ràng, nhưng bà lại là một nhân vật có tầm ảnh hưởng to lớn trong cung đình. Bà chính là nguyên nhân gây ra một cuộc biến loạn đầy gian truân tại cung đình. Các tài liệu sử ký và các tác phẩm lịch sử khác đã ghi lại sự việc này như sau:

Năm 247 TCN, Tần Trang Tương Vương qua đời, Tần Thủy Hoàng lên ngôi khi chỉ mới 13 tuổi. Triệu Cơ được lên ngôi làm thái hậu và bà đã trở thành người tạo ra sự phá rối, hỗn loạn trong cung đình. Bà thường xuyên tiến hành những hành động không kiểm soát, thậm chí lén lút gặp gỡ tướng quốc Lã Bất Vi.

Đến khi Tần Thủy Hoàng trưởng thành, thái hậu Triệu Cơ vẫn tiếp tục dấn thân vào những hành vi dâm ô, khiến tướng quốc Lã Bất Vi cảm thấy lo sợ sẽ bị phát hiện, sẽ phải chịu hậu quả. Ông đã tìm kiếm một người đàn ông mạnh mẽ hơn, có khả năng sinh sản vượt trội, đó chính là Giao Ái (còn được gọi là Lao Ái).

Giao Ái thông dâm với Triệu Cơ làm loạn hậu cung (ảnh minh họa).

Ngay sau đó, Lã Bất Vi đã sử dụng một kế sách đó là tẩy chay Giao Ái bằng cách vu khống rằng Giao Ái có tội đáng bị hoạn. Sau đó, ông bắt Giao Ái trở thành một nô bộc trong cung để sau đó dâng lên cho thái hậu. Triệu Cơ đã chi một số lượng lớn tiền bạc để chiêu mộ viên quan trong việc án, chỉ luận tội vờ, nhổ hết mày râu của hắn, rồi cho vào hầu hạ bên mình. 

Sau đó, Triệu Cơ cùng Giao Ái đã bắt đầu mối quan hệ gian dâm và khi Triệu Cơ có thai, 2 người đã dựng chuyện rằng trong cung có ma ám, khiến họ muốn dời đến địa điểm cách kinh thành 200 dặm, là đất Ung.

Triệu Cơ đã tìm đến Tần Thủy Hoàng và đề nghị phong cho Giao Ái một vị trí cao hơn. Vua Tần đã đồng ý và phong cho Giao Ái chức vụ Trường Tín hầu, cùng với đất Sơn Dương. Dưới sự bảo trợ của Triệu Cơ, Giao Ái trở nên ngày càng quyền thế. Ông nuôi dưỡng hàng nghìn người trong cung, cả người tới xin làm môn hạ cho ông cũng có hơn nghìn người.

Ngoài ra, Giao Ái cũng đã sử dụng tiền của mình để thiết lập mối quan hệ với những người có quyền lực trong triều đình, tạo nên sự đoàn kết và ảnh hưởng đáng kể. Do đó, vị thế của Giao Ái đã vượt xa cả tướng quốc Lã Bất Vi.

Năm 238 TCN, khi Tần Thủy Hoàng đã trưởng thành, quyền thế nắm hết trong tay. Có người phát giác chuyện Giao Ái thực không phải là họan quan, thường tư thông với thái hậu. Hắn mưu đồ chờ vua Tần chết thì dùng con của mình lên ngôi thay.

Tần Thủy Hoàng tức giận, bắt Giao Ái giao cho pháp đình xét xử. Sau đó xử chết cả 3 họ nhà Giao Ái, trong đó có 2 người em của mình. Vị Hoàng đế đồng thời đày thái hậu Triệu Cơ ra đất Ung ở, mãi mãi không cho quay về kinh thành.

Phương Linh (T/h)

Tin nổi bật