Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Điểm mặt những “mật danh” thao túng thị trường làm giả thẻ dự thi

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Sau khi được các "ông, bà trùm" trong thế giới ngầm học hộ - thi thuê tin tưởng "giao việc", "khách" có nhu cầu tìm người thi thuê, học hộ lũ lượt kéo đến với tôi.

(ĐSPL) - Sau khi được các "ông, bà trùm" trong thế giới ngầm học hộ - thi thuê tin tưởng "giao việc", "khách" có nhu cầu tìm người thi thuê, học hộ lũ lượt kéo đến với tôi. Nhiều sinh viên tại các trường đại học tin tưởng, đặt tiền cho tôi trước cả tháng trời để chắc chắn nhận được cái gật đầu.

Nhưng, để lọt được vào phòng thi, khâu cuối cùng phải hoàn thiện là phải có thẻ. Mà thẻ mỗi trường đại học, cao đẳng lại có loại khác nhau. Vậy, họ sử dụng "công nghệ" gì để biến thật thành giả và giả thành thật?

"Cao thủ" làm thẻ trực tiếp giao thẻ giả cho khách.

Vạch mặt "công nghệ" làm thẻ sinh viên giả

Thực tế hoạt động trong "nghề" học hộ - thi thuê, chúng tôi phát hiện, không phải bất kỳ trường đại học, cao đẳng nào cũng phải làm giả thẻ mới lọt được vào phòng thi. Người đi thi thuê chỉ cần khuôn mặt nhang nhác giống người thuê thì không cần làm thẻ. Lúc vào phòng, họ chỉ cần mập mờ với vài xảo thuật chen chân, lách người là "lọt" qua cửa phòng, vào vị trí ngồi thi như "chỗ không người".

Với những trường đại học, cao đẳng, cán bộ coi thi kiểm tra kỹ, bắt buộc người thuê phải bỏ tiền ra làm thẻ giả cho người được thuê để qua cửa an toàn. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, riêng trường đại học KD&CN và đại học Thăng Long, bắt buộc người thuê phải làm thẻ giả cho người được thuê thi vì yêu cầu của giám thị là thẻ phải nét và rõ ràng mới được vào phòng thi. Còn các trường khác như: NT, CN... chỉ cần ào ào là qua cửa vào thi. Nếu giám thị có nghi ngờ hỏi qua thông tin, người được thuê chỉ cần nắm rõ thông tin về "thân chủ" của mình là mọi việc suôn sẻ.

Thông thường, đến ngày thi, người thi hộ và người đi thuê gặp nhau một lần cuối để đảm bảo hơn trong các vấn đề: Đưa tài liệu ôn tập, bàn bạc "thù lao", xem qua thẻ giả - thật và bàn bạc mọi tình huống, nhằm hạn chế trường hợp bị bại lộ, tránh ảnh hưởng đến đôi bên. Có một số "nguyên tắc" bất di bất dịch, người đi thi thuê sẽ được nhận trước 50\% số tiền như đã thỏa thuận, gọi là đặt cọc lấy niềm tin. Số "thù lao" còn lại sẽ được trả khi có kết quả. Để tránh người thuê "bùng" tiền hoặc người nhận thi "lừa đảo", họ thường lưu hoặc chụp lại thông tin của nhau để nếu có sự cố sẽ đưa lên hội, nhóm trên mạng cho cộng đồng "xử lý".

Theo khảo sát của PV, trong địa bàn nội thành Hà Nội có khoảng 15 cơ sở lớn, nhỏ làm thẻ giả. Các cơ sở này hoạt động khá kín đáo. Thông thường, họ sẽ trực tiếp cử người của mình đến lấy thông tin của người có nhu cầu và sau đó hẹn ngày trả thẻ, giao tiền ở một điểm nào đó do họ định trước. Riêng quanh khu vực trường đại học Bách Khoa, có ít nhất 10 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực này. Giá làm một thẻ sinh viên giả dao động từ 100 đến 150 nghìn đồng. Nếu "khách hàng" cần gấp, các cơ sở có thể ép giá lên đến 250 nghìn đồng/thẻ.

Theo tìm hiểu của PV, quy trình làm thẻ giả hết sức đơn giản, chỉ cần mang tới cho người làm thẻ một thẻ gốc, 1 ảnh 3x4, thế là bằng "công nghệ" của mình, chỉ sau 1 đến 2 ngày "khách" có thể nhận "hàng". Trong trường hợp cần gấp, chỉ cần bỏ thêm 100 nghìn đồng, chừng 30 đến 40’ là có chiếc thẻ giả với mọi thông tin được giữ nguyên, chỉ có ảnh của người thuê là được thay bằng ảnh người khác.

Thực tế trong quá trình thâm nhập, chúng tôi phát hiện có 2 loại công nghệ làm giả thẻ. Loại thứ nhất, chúng tôi tạm gọi là "công nghệ cũ". Có nghĩa làm thẻ mà không cần phôi nhựa, chỉ in ảnh của người thi thuê và thông tin người thuê lên giấy cán bóng, sau đó dán chồng lên trên thẻ gốc. Sau khi thi xong, người có thẻ chỉ cần bóc lớp dán ấy ra để lấy lại thẻ gốc trả người thuê... là xong. Tất nhiên, nó có đặc điểm là loại thẻ này dày hơn một chút so với thẻ gốc, cán bộ coi thi tinh tường và đặc biệt phải kiểm tra thật kỹ lưỡng mới có thể phát hiện ra, đó là thẻ giả. Nhược điểm duy nhất của thẻ giả này là chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn, nên mỗi đợt thi phải mất công đi làm một lần. Loại công nghệ thứ hai là "công nghệ mới". Người làm sẽ in trực tiếp ảnh, thông tin người thi lên phôi nhựa để có một thẻ hoàn toàn mới với độ dày, chất liệu, màu sắc,... gần y hệt thẻ gốc.

Công nghệ làm thẻ mới.

Chi phí việc làm thẻ do người thuê trả và không tính vào "thù lao" thi. Ngoài ra, trong giới học hộ - thi thuê còn hình thành một lớp người chuyên đi "môi giới" làm thẻ giả. Đọc thông tin trên các nhóm, biết "khách" có nhu cầu, những người này sẽ chủ động liên hệ nhận làm và hưởng chênh lệch. Những "cò mồi" này hoạt động trên các nhóm với facebook: Cô Chủ Nhỏ, Đỗ Gia Quang, Học Thuê, Thẻ Sinh Viên, Làm Thẻ...

Chuyện kỳ quái về một "lãng tử thi thuê" và kẻ "tuyệt mật"

Trong giới làm thẻ giả, "cao thủ" đầu tiên từng nhận làm thẻ cho chúng tôi ở ca thi thuê cho một sinh viên Học viện Tài chính là người có tên facebook: Đầu Gấu Xóm Bãi. Người này đã tốt nghiệp đại học, nhưng thời điểm đó chưa xin được việc làm. Khu vực hoạt động chính của anh là xung quanh khu vực Học viện Tài chính. Khi biết tôi có nhu cầu, người này dùng số thuê bao 097926xxx trực tiếp lên hệ với tôi. Được biết, địa chỉ của anh này nhận làm các loại thẻ với giá khá bình dân. Một chiếc thẻ dán chỉ có giá 100 nghìn đồng, thẻ cứng, chất lượng tốt có giá 130 nghìn đồng.

Cao thủ thứ hai tôi và các đầu thi hộ thường xuyên liên hệ làm là Đỗ Gia Quang. Trên mạng xã hội, người này dùng facebook với cái tên Quang Smile Success hoặc thỉnh thoảng thay đổi thành Đỗ Gia Quang. Địa bàn chính, Quang hoạt động là khu vực đường Lê Trọng Tấn (Hà Nội). Sau lần đầu làm thẻ có vẻ chất lượng, mỗi lần "khách" nhờ thi có nhu cầu, tôi thường liên hệ với Quang qua số thuê bao 0979108xxx. Quang làm thẻ rất nhanh gọn, chỉ cần điện và hẹn tại một điểm bất kỳ, Quang sẽ đi xe máy đến trao đổi, lấy ảnh, lấy mẫu và thu tiền, nửa ngày sau là trả "hàng".

Giá làm thẻ giả tại cơ sở của Quang dao động từ 150 nghìn đến 200 nghìn đồng; tuy cao hơn các cơ sở khác một vài chục nghìn, nhưng được cái, cơ sở này khá uy tín. Ngoài "nghề" làm thẻ giả, Quang còn là một "tay" thi thuê tiếng Anh có tiếng ở Hà thành. Đẹp trai và "ga lăng" nhất trong số các tay chuyên nhận làm thẻ giả phải kể đến cao thủ tên Tân, sinh viên đại học XD. Tân lấy tên facebook là Học Thuê sau đó thấy "có vấn đề", nên đã tự động đóng facebook này. Mỗi lần có nhu cầu là tôi thường liên hệ với Tân qua số thuê bao 0979139xxx. Tân "ga lăng" đến mức, nhiều lần, thấy người nhờ làm có chút nhan sắc, anh ta sẵn sàng cho không chi phí với điều kiện phải đi "uống nước" cùng. Ngoài "nghề làm thẻ giả", Tân còn là một "tay" học thuê có "số má" và kiêm luôn "nghề môi giới" thi thuê - học hộ khá uy tín trên các group học hộ - thi thuê.

Tuy nhiên, trong giới làm thẻ giả, người được biết đến và là sự lựa chọn hàng đầu là chủ nhân facebook: Học Và Học. Người này hoạt động cực kỳ bí mật, không bao giờ liên hệ qua điện thoại, không ai rõ mặt, tên, bởi mọi giao dịch đều thông qua facebook. Khi đã thỏa thuận xong, sẽ có một người được cử đến ghi thông tin, thu phí và hẹn ngày lấy. Vào những tháng cao điểm của mùa thi cuối kỳ, tôi phải hẹn trước mới kịp có thẻ cho "khách".

Không chỉ có những "cao thủ" đã "thành danh" trong giới làm thẻ giả đang ngày đêm lén lút hoạt động, mà trong giới học hộ - thi thuê còn hình thành một lớp người (hàng trăm người, trong đó đa phần là sinh viên) chuyên nhận "môi giới" làm thẻ giả cho các "tay" thi thuê để kiếm lời.

Cuộc cạnh tranh "nhung lụa"

Trong giới làm thẻ giả, mặc dù liên tục xuất hiện các "cao thủ", nhưng "thị trường" này khá êm đềm. Họ chỉ cạnh tranh về chất lượng để thu hút "khách", luôn ngầm hiểu là ai có lộc người ấy hưởng, chứ không cạnh tranh. Họ hiểu, nếu "đổ máu" thì lộc không còn mà có thể còn đưa nhau vào "nhà đá".

Tin nổi bật