Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhộn nhịp “phong trào” thuê người thi hộ ở ĐH Hải Phòng

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Kỳ thi cho các SV năm cuối có điểm thấp cải thiện điểm tín chỉ của trường ĐH Hải Phòng được SV gọi là kỳ thi "nhân đạo". Đến kỳ thi này, các SV ồ ạt "đăng tuyển" người thi hộ trên các diễn đàn, mạng xã hội.

(ĐSPL) - Kỳ thi cho các sinh viên năm cuối có điểm thấp cải thiện điểm tín chỉ của trường đại học Hải Phòng được sinh viên của trường gọi là kỳ thi "nhân đạo". Đến kỳ thi này, các sinh viên ồ ạt "đăng tuyển" người thi hộ trên các diễn đàn sinh viên, trên trang kiếm việc dành cho sinh viên Hải Phòng hay trên facebook… Theo thông tin từ ban giám hiệu trường đại học Hải Phòng, năm nào nhà trường cũng kiểm tra và kỷ luật những trường hợp thi hộ. Tuy nhiên, việc này dường như không có tác dụng răn đe và hoạt động tìm người thi hộ vẫn diễn ra nhộn nhịp.

Sinh viên học cùng lớp mà... không nhận ra nhau trong phòng thi!

Riêng hai ngày bắt đầu đợt thi "nhân đạo" năm 2014, trên trang kiếm việc dành cho sinh viên Hải Phòng đã có hơn 10 tin rao vặt của sinh viên đại học Hải Phòng thuê người thi hộ kèm những thông tin về việc làm giả thẻ sinh viên.

Trong vai người có nhu cầu đi thi thuê, chúng tôi liên hệ với một trong những nữ sinh viên đăng tin tìm bạn nữ thi hộ môn Kiểm toán tài chính vào chiều ngày 22/5 trên facebook. Yêu cầu nữ sinh viên này đưa ra là: Thi được điểm B (khung điểm dành cho các sinh viên học tín chỉ - PV) thì sẽ được trả 100.000 đồng/tín chỉ. Ban đầu khi chúng tôi mới liên hệ, nữ sinh viên này e dè không nhận tin rao vặt là của mình. Nhưng sau khi gặp gỡ, nữ sinh viên này thở phào: "Em cứ tưởng thầy giáo em vào kiểm tra nên không nhận mình là người thuê người thi lại".

Theo thông tin nữ sinh viên cung cấp, nữ sinh viên này có tên là P.K.T., SN 1992, học hệ cao đẳng kế toán, K51, đại học Hải Phòng. K.T. cho biết: "Bây giờ, em cần người thi lại giúp em 7 môn. Môn nào đạt điểm A, em trả 130.000 đồng/tín chỉ; điểm B, em trả 100.000 đồng/tín chỉ; điểm C là 70.000 đồng/tín chỉ". Ngoài ra, K.T. còn giới thiệu nhiều bạn cùng lớp của cô cũng có nhu cầu thuê người thi lại. Bạn cùng lớp với K.T. tên H., cũng thi lại 7 môn như K.T.. H. tâm sự: "Em đã thi hai môn rồi nhưng không khả quan. Giờ em còn 5 môn thi lại, cần một người thi hộ với điểm B trở lên để em lấy bằng". K.T. và H. cho biết lớp của hai cô có khoảng 6 - 7 sinh viên thi lại nhiều môn như hai cô.

Khi chúng tôi tỏ thái độ lo lắng về việc khi thi hộ nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý, K.T. cho biết: "Nếu mà bị bắt, chị cứ chạy ra ngoài, bỏ lại thẻ sinh viên, bỏ lại hết đồ đạc, coi như là không biết gì. Nhà trường sẽ gọi những người nhờ thi hộ như em đến. Em nhờ chị thì chỉ có em bị xử lý thôi còn các chị bình an. Sinh viên nào đang đi học thì sẽ bị đình chỉ học; sinh viên nào chưa ra trường được như bọn em thì lại đợi năm sau thi tiếp. Đây là kỳ thi "nhân đạo" mà".

Sáng 21/5, sau khi H. đi thi ở trường về, cô kể: "Sáng em đi thi đưa thẻ ra, cô cũng không nhìn kỹ nên tất cả các sinh viên đều vào phòng thi vô tư. Trong phòng thi, những bạn cùng lớp với nhau mà nhìn nhau ngỡ ngàng vì toàn người thi hộ. Phòng em có hai bạn học cùng lớp bên cạnh lớp em đi thi cùng nhau mà không nhận ra một bạn nữa cùng lớp. Hai bạn ấy cứ quay ra nhìn bạn kia ngạc nhiên. Em biết ngay kiểu thi hộ nó thế. ít khi thi hộ bị phát hiện lắm".

K.T. và H. nhờ tôi tìm giúp thêm mấy người nữa có thể thi hộ cho các bạn. Quy trình rất đơn giản: Người thi hộ chỉ cần đưa cho các bạn một ảnh 3x4. Các bạn sẽ đi quét ảnh, làm thẻ sinh viên giả cho người thi hộ trong vòng nửa ngày. Người thi hộ chỉ cần học thuộc các thông tin của người nhờ thi: Họ tên, lớp, khóa, khoa, mã số sinh viên để đề phòng giám thị hoặc thanh tra hỏi. Thi xong, cả người nhờ thi và người thi hộ sẽ chờ kết quả thi. Nếu được điểm C trở lên, người thi hộ sẽ nhận thù lao từ người nhờ thi hộ. K.T. đảm bảo hùng hồn: "Sinh viên với nhau thì không sợ lừa đảo đâu. Nếu bọn em lừa thì bọn em thiệt nhất. Giờ em chỉ muốn ra trường được thôi, chứ nghĩ gì đến việc không trả tiền cho người đi thi hộ mình?".

Ông Nguyễn Thái Sơn, Trưởng khoa Kế toán - Tài chính - ĐH Hải Phòng kiểm tra CMND bất ngờ một em sinh viên trong buổi thi cải thiện tín chỉ của khoa vào chiều 21/5.

Quy chế thi tạo nhiều lỗ hổng cho sinh viên có thể nhờ người thi hộ

Chiều 21/5, PV báo Đời sống và Pháp luật có buổi làm việc với TS.Nguyễn Thị Hiên, Phó Hiệu trưởng trường đại học Hải Phòng về tình trạng các sinh viên của trường công khai thuê người thi hộ trên các diễn đàn. Bà Hiên khẳng định: "Tôi có nắm được thông tin các sinh viên của trường lên các diễn đàn và các trang mạng xã hội như facebook để đăng tải thông tin nhờ người thi hộ. Năm nào nhà trường cũng phát hiện ra 1 - 2 trường hợp nhờ người thi hộ. Khi chúng tôi phát hiện ra bất kỳ trường hợp nào thì cũng xử lý ngay theo đúng quy chế là đình chỉ học tập một năm. Nếu các em vi phạm đến hai lần sẽ bị kỷ luật buộc thôi học. Sáng 21/5 tôi mới nhận được thông tin các sinh viên đăng tin thuê người thi hộ nên tôi vừa chỉ đạo hướng xử lý. Trường sử dụng hệ thống tin nhắn mobi info gửi trực tiếp cho từng số điện thoại của sinh viên với yêu cầu: Sinh viên đi thi phải mang cả thẻ sinh viên và chứng minh nhân dân để giám thị kiểm tra. Trước 16h ngày 21/5 tin nhắn nhắc nhở sẽ gửi đến từng sinh viên, địa chỉ email của sinh viên và trên trang web của nhà trường. Về nguyên tắc, khi vào phòng thi giám thị chỉ kiểm tra đến thẻ sinh viên thôi. Hiện nay có luồng thông tin, sinh viên có thể scan ảnh và làm giả thẻ sinh viên nên chúng tôi yêu cầu sinh viên mang kèm chứng minh nhân dân với thẻ sinh viên để kiểm tra đồng thời. Đối với sinh viên cuối khóa, nếu vi phạm việc nhờ thi hộ thì không được ra trường".

TS. Nguyễn Thị Hiên, Phó Hiệu trưởng trường đại học Hải Phòng.

Theo số liệu của bộ phận Khen thưởng và Kỷ luật của phòng học sinh, sinh viên, trường ĐH Hải Phòng thì năm học 2013 - 2014, nhà trường đã ký quyết định kỷ luật 7 sinh viên; trong đó, có 5 sinh viên nhờ thi hộ và trong năm trường hợp này có 3 trường hợp của khoa Kế toán - Tài chính, một trường hợp của khoa Quản trị du lịch và một trường hợp của khoa cử nhân Lịch sử. Theo bà Hiên, việc xử lý các trường hợp thi hộ và nhờ thi hộ rất bất cập. "Các trường hợp đi thi hộ thì rất khó xử lý. Ví dụ năm vừa rồi, chúng tôi buộc phải xử lý thôi học một bạn sinh viên vì bạn này kiên quyết không khai ra người đi thi hộ mình là ai. Trường hợp chúng tôi phát hiện người thi hộ là sinh viên học trường khác, chúng tôi sẽ gửi công văn sang yêu cầu trường đó xử lý những sinh viên đi thi hộ. Trường hợp người đi thi là người tự do chúng tôi chỉ biết kỷ luật sinh viên của mình. Cái này chúng tôi phải tìm biện pháp tăng cường quản lý chặt chẽ hơn", bà Hiên cho biết.

Ngoài thi hộ còn nhiều vấn nạn khác 

Khoa Kế toán - Tài chính của trường đại học Hải Phòng là khoa được ban giám hiệu nhà trường đánh giá là điểm nóng nhức nhối trong việc nhờ người thi hộ. ông Nguyễn Thái Sơn, Trưởng khoa Kế Toán - Tài chính băn khoăn: "Kỳ thi dành cho các em cuối khóa không phải kỳ thi nhân đạo vì kỳ thi này tổ chức theo quy chế của nhà trường, không phải là kỳ thi tháo khoán. Trong quá trình kiểm soát thi thì có kiểm tra trước khi vào phòng thi và thời gian thí sinh trong phòng thi. Chuyện thi hộ cũng chỉ là một vấn nạn, còn chuyện quay cóp và rất nhiều vấn đề khác nữa. Mục đích của chúng tôi là làm sao ngăn chặn được việc đó. Giờ phải có biện pháp ngăn chặn việc các em đi thi hộ nhau. Khi đi thi hộ nhau, cả em thi hộ và em nhờ thi hộ đều bị kỷ luật. Mức kỷ luật đơn giản nhất là đình chỉ học tập một năm. Sinh viên chỉ cần bị đình chỉ một năm, nếu không có ý chí là sa ngã. Nặng hơn, sinh viên có thể bị buộc thôi học. Các em bị buộc thôi học không có việc làm sẽ dẫn đến nhiều việc tiêu cực. Trong quy chế thi cử, nhà trường cho phép chỉ cần mang thẻ sinh viên. Đó là kẽ hở cho hiện tượng thi hộ. Kẽ hở đó không phải là trường này mà trường nào cũng có".

Tin nổi bật