Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Di tích Phu Văn Lâu được trả lại nguyên trạng

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Các đơn vị thi công đã tiến hành gia cường cục bộ toàn bộ các đầu kèo, xà đầu cột, đuôi kèo; phục hồi cây cột bị mục gãy.

(ĐSPL) - (ĐSPL) - Các đơn vị thi công đã tiến hành gia cường cục bộ toàn bộ các đầu kèo, xà đầu cột, đuôi kèo; phục hồi cây cột bị mục gãy.

Như báo Đời sống và Pháp luật đã thông tin, rạng sáng 15/5 góc trái phía sau của Phu Văn Lâu (một di tích lịch sử đã được UNESCO công nhận), nằm phía trước kinh thành Huế do mối, mọt ăn rỗng trong lòng cột gỗ nên đã dẫn đến đến sự cố đổ sập một góc. Hiện di tích Phu Văn Lâu đã được trả về gần đúng nguyên trạng.

Một góc Phu Văn Lâu đã được khắc phục sau sự cố bị sụp ngày 15/5

Theo đó, các đơn vị thi công đã tiến hành gia cường cục bộ toàn bộ các đầu kèo, xà đầu cột, đuôi kèo; liên kết toàn bộ các hệ thống xà thông qua hệ giáo ống bắc bên trong nhà; phục hồi cây cột bị mục gãy, bộ khung gỗ và hệ mái khu vực bị sụp đổ...

Mặt khác, tất cả các vị trí xung yếu khác còn được gia cố nhằm đảm bảo công trình được ổn định trong quá trình chờ hoàn thành các thủ tục cần thiết cho việc trùng tu toàn diện công trình.

Phu Văn Lâu cơ bản đã khắc phục xong

Cùng với Phu Văn Lâu, nhà bia Hương Giang Hiểu Phiếm và Nghinh Lương Đình là những công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo bao bọc xung quanh kinh thành Huế, tuy không chiếm một diện tích không lớn nhưng nó đã tạo nên những điểm nhấn hết sức quyến rũ cho Cố Đô Huế.

Các công trình kiến trúc này được xem là những viên ngọc quý, là những điểm nhấn cho kinh thành, tạo cho dòng sông Hương trở nên thơ mộng hơn.

Sau khi sự cố Phu Văn Lâu sập một phần, chúng tôi nhận thấy rằng các viên ngọc quý này đang phải chằn chống một cách vội vàng, trông rất phản cảm làm nhếch nhác trước bộ mặt kinh thành Huế. Có nhiều người còn cho rằng việc làm này như kiểu "mất bò mới lo làm chuồng".

Nghinh Lương Đình cũng phải chằn chống, tránh tình trạng sụp đổ như Phu Văn Lâu

Các di tích trước bộ mặt kinh thành Huế như Nghinh Lương đình, Phu Văn Lâu, nhà bia Hương Giang Hiểu Phiếm của vua Thiệu Trị (xây dựng năm 1843). Nằm ngay trước mặt kinh thành Huế, là bộ mặt của thành phố Huế, là điểm dừng chân tham quan của du khách.

Nhà bia Hương Giang Hiểu Phiếm chằng chịt cột chống đỡ

Các di tích này đang được chống đỡ "tạm bợ" bằng các cột, kèo bằng sắt, được cột thép quấn vào trong trụ cột chính chằng chịt, rối rắm để tránh sập đổ trông mất mỹ quan, thiếu thẩm mỹ.

Ngoài Phu Văn Lâu là di tích đặc biệt, Nghinh Lương Đình là một nhà thủy tạ, dành cho vua nghỉ ngơi hóng mát mỗi khi đến tiết hạ nóng nực. Tòa nhà này được dựng năm Tự Đức thứ 5 (1852) ở bờ Bắc sông Hương, đối diện với Phu Văn Lâu. 

Về việc hiện nay các di tích xung quanh Phu Văn Lâu được chằng chống vội vàng, nhếch nhác. Phải chăng đây là một kế hoạch của trung tâm bảo tồn hay chỉ là nhìn thấy cảnh "mất bò nên lo làm chuồng"? được ông Phan Thanh Hải, giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết: "Kế hoạch kiểm tra và chống đỡ cho các công trình di tích đã bị xuống cấp, ít có khả năng chịu lực là công việc thường xuyên và được tiến hành định kỳ hàng năm của Trung tâm. Trước mùa mưa bão hàng năm chúng tôi đều thực hiện công việc này. Tuy nhiên, sau mùa mưa bão, tại một số công trình ở vị trí ảnh hưởng đến cảnh quan chung như Phu Văn Lâu, Nghinh Lương Đình, Ngọ Môn...chúng tôi đều tính toán và cho tháo dỡ hệ thống cột chống đỡ".

Ông Hải cho rằng: "Sau khi xảy ra sự cố Phu Văn Lâu bị sập một góc, chúng tôi đã cho kiếm tra lại toàn bộ các công trình có nguy cơ cao và tiến hành tái chống đỡ cho những di tích này, nhất là sau trận động đất 4,7 độ richter với tâm chấn tại khu vực A Lưới ngày 15/5 vừa qua. Trong lịch sử tại khu vực Huế cũng từng xảy ra một số vụ động đất, lở đất khá nghiêm trọng, như trận động đất làm sụt lở hơn 1200m đất ở núi Trâu, huyện Hương Thủy năm 1833. Vì vậy không thể chủ quan đối với các công trình đang trong diện có nguy cơ cao".

"Tuy nhiên, việc chống đỡ nói trên chỉ là giải pháp tạm thời, về lâu dài, chúng tôi đang lập dự án để đưa các công trình này vào trùng tu nhằm đảm bảo an toàn, bền vững cho công trình". Ông Hải cho biết thêm.

Tin nổi bật