Bộ GD&ĐT mới đây đã công bố dự thảo thông tư quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh giáo dục đại học và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non để lấy ý kiến đóng góp.
Theo dự thảo, chỉ tiêu tuyển sinh của một ngành, nhóm ngành trình độ đại học, ngành chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7 tại trụ sở chính và phân hiệu không được tăng so với chỉ tiêu và số thực tuyển của năm trước liền kề trong các trường hợp tỉ lệ thôi học năm đầu cao hơn 15%, hoặc tỉ lệ người tốt nghiệp có việc làm thấp hơn 70%.
Trong đó, tỉ lệ thôi học năm đầu là tỉ lệ người thôi học (bao gồm cả số bị buộc thôi học) sau năm đầu tiên trên số thực tuyển của một ngành, nhóm ngành, trình độ và hình thức đào tạo.
Tỉ lệ người tốt nghiệp có việc làm là tỉ lệ người học của một ngành, nhóm ngành, trình độ và hình thức đào tạo đã tốt nghiệp có việc làm phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định công nhận tốt nghiệp.
Trước đó, thông tư số 03/2022/TT-BGDĐT, quy định chỉ tiêu tuyển sinh của lĩnh vực không được tăng so với năm tuyển sinh trước liền kề với năm xác định chỉ tiêu và tổ chức tuyển sinh lĩnh vực đó nếu tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp trình độ đại học có việc làm trong khoảng 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp của lĩnh vực đó đạt dưới 80%, hoặc tỉ lệ thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh của lĩnh vực đó ở năm liền kề trước năm tuyển sinh đạt dưới 80%.
Nêu quan điểm trên tạp chí Giáo dục Việt Nam về đề xuất trên của Bộ GD&ĐT, Tiến sĩ Lê Xuân Trường – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mở TP.HCM bày tỏ, mặc dù việc giảm tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm từ 80% xuống 70%, tức giảm 10% không phải quá nhiều nhưng đã thể hiện sự khách quan, sát với thực tế hơn.
Bộ GD&ĐT đề xuất không cho đại học tăng chỉ tiêu nếu trên 30% sinh viên thất nghiệp. Ảnh minh họa
Lý do được đưa ra là, trên thực tế, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm chịu ảnh hưởng nhiều bởi tình hình biến động kinh tế - xã hội. Có những ngành lúc sinh viên vào trường đang hot nhưng 4-5 năm sau tốt nghiệp ra trường lại bão hòa. Không những vậy, có những ngành xã hội rất cần nhưng xã hội không nhìn nhận được một cách toàn diện nên không nhiều người học lựa chọn.
Đáng chú ý, vấn đề thống kê việc làm của người học sau khi ra trường cũng khó chính xác như có việc làm hay không, việc làm đúng nghề, việc làm gần đúng nghề,… Vị trí việc làm, ngành nghề hiện nay cũng có tính tương đối. Nhiều em có việc làm nhưng để chắc chắn việc làm có phù hợp với em đó hay không là khó đánh giá chính xác được.
Từ đó có thể thấy rằng, nếu vẫn giữ điều kiện tỷ lệ người tốt nghiệp có việc làm là 80% có phần hơi cao so với nhiều ngành tại một số thời điểm và không mang lại giá trị tích cực như 70%.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Minh Tùng, Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác sinh viên, Học viện Hàng không Việt Nam nêu quan điểm, dự thảo Thông tư quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh giáo dục đại học và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non gắn kết khá chặt chẽ với Thông tư số 01/2024/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành Chuẩn cơ sở giáo dục đại học.
Việc hạ 10% tỷ lệ người học tốt nghiệp có việc làm xuống còn 70% sẽ tạo thuận lợi hơn cho các trường đại học trong công tác tuyển sinh. Đồng thời, điểm mới này cũng phù hợp hơn với thực tế hiện nay. Bởi, sau khi tốt nghiệp ra trường, nhiều em còn lựa chọn tiếp tục đi học, học nâng cao trình độ thay vì đi làm ngay.
Việc hạ điều kiện về tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm từ 80% xuống còn 70% sẽ tạo thuận lợi hơn cho các trường đại học trong công tác tuyển sinh. Ảnh minh họa
Cùng quan điểm, Tiến sĩ Thái Doãn Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công thương TP.HCM cho hay, việc hạ điều kiện về tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm từ 80% xuống còn 70% chắc hẳn đã được Bộ GD&ĐT căn cứ vào tình hình, báo cáo của các cơ sở giáo dục đại học cũng như từ những khảo sát thực tế.
Theo thầy Thanh, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau 1 năm ra trường với con số 80% là khá lớn, có phần “quá” so với thực tiễn. Trong khi đó, tỷ lệ 70% sẽ phù hợp và thực chất hơn, nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học