Việc lựa chọn ngành học để thi đại học là điều hết sức khó khăn với các học sinh cuối cấp và học ngành gì không lo thất nghiệp trong tương lai luôn là mối quan tâm hàng đầu.
Trong bối cảnh hội nhập và phát triển về công nghệ, dưới đây là những ngành học cần nhiều nhân lực trong tương lai.
Top 5 ngành nghề "không bao giờ thất nghiệp" trong tương lai.
Theo các chuyên gia lĩnh vực công nghệ thông tin, thời gian tới sẽ “khát” nguồn nhân lực công nghệ bán dẫn chất lượng cao ở lĩnh vực vi mạch bán dẫn. Từ năm 2019 đến nay, mỗi năm Việt Nam cần khoảng một nghìn kỹ sư ngành thiết kế vi mạch. Trong đó, TP.HCM chiếm khoảng 53% nhu cầu tuyển dụng.
Khảo sát của HSIA (Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TP.HCM) cho thấy, kỹ sư Thiết kế vi mạch có mức lương chênh lệch dựa trên số năm kinh nghiệm: mới ra trường nhận lương trung bình khoảng 15 triệu/tháng.
Kỹ sư 1 - 3 năm kinh nghiệm, thu nhập dao động 15 - 30 triệu/tháng. Sau 6 năm, lương trung bình 0,6 - 1 tỷ đồng/năm. Còn từ 10 năm kinh nghiệm trở lên, mức lương có thể hơn 1,5 tỷ đồng/năm.
Hiện nay, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia TPHCM và nhiều trường đại học tăng quy mô đào tạo khi hàng loạt ông lớn lĩnh vực sản xuất chip có mặt tại Việt Nam, tạo tiềm năng rộng mở cho nhân lực ngành này.
Đây là ngành học có cơ hội việc làm rộng mở và mức thu nhập cao. Sự bùng nổ của cách mạng công nghệ 4.0 khiến ngành công nghệ thông tin lại càng thêm hot.
Ở xã hội ngày nay, Công nghệ thông tin được coi là một trong những ngành có quyền lực bậc nhất. Đặc biệt, trong thời đại 4.0, tại Việt Nam cơ bản là ứng dụng công nghệ tự động hóa trong công nghệ sản xuất, công nghệ thông tin ngày càng khẳng định được tầm quan trọng.
Theo báo cáo thị trường công nghệ thông tin Việt Nam 2021 của TopDev, một trong những công ty hàng đầu về tuyển dụng ngành Công nghệ thông tin (CNTT), trong số hơn 55.000 sinh viên CNTT tốt nghiệp mỗi năm, chỉ có khoảng 16.500 sinh viên (30%) đáp ứng được những kỹ năng và chuyên môn mà doanh nghiệp cần. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nhân lực CNTT dù số lượng đào tạo hằng năm của Việt Nam khá cao.
Một cuộc khảo sát được Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành với các học sinh THPT và doanh nghiệp - nhà tuyển dụng cho thấy, khoảng 27.4% học sinh có xu hướng quan tâm tìm hiểu các khối ngành Kỹ thuật - Công nghệ, đặc biệt ngành Công nghệ thông tin ứng dụng.
Top 5 ngành nghề "không bao giờ thất nghiệp" trong tương lai.
Theo dự báo của Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam, đến năm 2030, Việt Nam cần thêm 2,2 triệu lao động trong ngành Logistics, 10% trong đó là nhân lực chất lượng cao, có trình độ ngoại ngữ. Trong khi đó mỗi năm, chỉ có khoảng 2.500 cử nhân ngành này tốt nghiệp.
Hiện mức lương của ngành Logistic được xếp vào những ngành nghề có mức lương cao nhất mọi thời đại. Tổng cục Thống kê thông tin cho hay mức lương khởi điểm của một nhân viên logistics tại Việt Nam vào khoảng 350 - 500 USD/tháng, mức lương trung bình của vị trí quản lý logistics là 3.000 - 4.000 USD/tháng và giám đốc chuỗi cung ứng là 5.000 - 7.000 USD/tháng.
Một số trường đào tạo ngành Logistics: trường Đại học Thương Mại, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Đại học Kinh tế TP.HCM, trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM.
Đây là nhóm ngành học được Nhà nước quản lý, nên sau khi hoàn thành chương trình học thì các bạn sinh viên sẽ được phân công nhiệm vụ, bổ nhiệm công tác. Chính vì thế, ngành học này không lo thất nghiệp trong tương lai.
Trong quá trình theo học, các bạn sinh viên còn được hưởng những chính sách đặc biệt mà không phải trường nào cũng có thể đáp ứng, như hỗ trợ toàn phần từ học phí cho đến tiền ăn.
Ngành Công nghệ tài chính (Fintech) là áp dụng công nghệ mới và đổi mới, nhằm cạnh tranh với các phương pháp tài chính truyền thống trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính.
Fintech được định nghĩa là một ngành nghề mới, là ngành công nghiệp tài chính. Ngành này áp dụng các công nghệ tiên tiến để tăng năng suất, nâng cao hiệu quả công việc trong hoạt động tài chính.
Top 5 ngành nghề "không bao giờ thất nghiệp" trong tương lai.
Cùng với sự phát triển của Cách mạng Công nghiệp 4.0, ngày càng nhiều người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ từ Fintech.
Các tổ chức tài chính truyền thống cũng đang phát triển các sản phẩm công nghệ tài chính. Fintech hiện đang cung cấp dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Công nghệ ngân hàng, Thanh toán, Quản lý tài chính, các loại tiền kỹ thuật số,… với các sản phẩm đa dạng như: Ví điện tử, Thương mại điện tử…
Lĩnh vực tài chính - ngân hàng cũng là lĩnh vực được ưu tiên trong chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng 2030. Vì vậy, đây là ngành học phù hợp với xu thế chuyển đổi số trên thế giới và Việt Nam.
Ngành Công nghệ tài chính và Kinh doanh số có tính liên ngành cao, kết hợp giữa các ngành Kỹ thuật, Công nghệ, Trí tuệ nhân tạo, Công nghệ thông tin và đặc biệt là Tài chính.