Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đề nghị miễn phí cấp thẻ căn cước công dân lần đầu

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Thảo luận về dự thảo Luật Căn cước công dân, đại biểu đưa ra đề nghị miễn phí cấp thẻ căn cước công dân lần đầu.

(ĐSPL)  – Thảo luận về dự thảo Luật Căn cước công dân, các đại biểu đưa ra đề nghị miễn phí cấp thẻ căn cước công dân lần đầu, chỉ thu lệ phí đối với trường hợp đổi, cấp lại.

Ngày 8/9, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 13, nhiều đại biểu đưa ra băn khoăn xung quanh quy định cấp thẻ căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi và vấn đề lệ phí cấp thẻ căn cước.

Mẫu thẻ căn cước công dân.

Nhiều băn khoăn về quy định cấp thẻ căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi

Trong báo cáo về một số nội dung của Luật Căn cước công dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho rằng, việc quy định cấp thẻ căn cước công dân từ khi công dân sinh ra để thay thế cho giấy khai sinh, góp phần bảo đảm yêu cầu quản lý dân cư tập trung, thống nhất, tiến tới giảm giấy tờ công dân, khắc phục tình trạng sửa chữa giấy khai sinh, cố ý làm sai lệch hồ sơ.

Với việc cấp thẻ này, trẻ em khi sinh ra vẫn làm thủ tục đăng ‎ký khai sinh, nhưng thay cho việc cấp giấy khai sinh sẽ được cấp Thẻ căn cước công dân, trong đó có ghi số định danh cá nhân.

Việc cấp Thẻ căn cước công dân cho trẻ em là hình thức hiện đại hóa giấy tờ khai sinh mà không làm mất quyền được khai sinh của trẻ em theo Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

Tuy nhiên, đại biểu Trần Đình Long và một số đại biểu khác lại đề nghị giữ giấy khai sinh cho trẻ. Bởi ông Long và một số đại biểu khác cho rằng, nếu cấp thẻ căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi (khi quy định này có hiệu lực- PV) sẽ dẫn đến có trẻ lúc đó đã 12-13 tuổi rồi, thời hạn sử dụng thẻ căn cước chỉ còn từ 1-2 năm (quy định là từ 15 tuổi phải đổi thẻ căn cước-PV), do đó, sẽ phải cấp khoảng 2 triệu thẻ mà các thông tin sử dụng không hiệu quả, gây tốn kém xã hội.

ĐBQH tỉnh Đắk Nông Trần Đình Long đề nghị giữ giấy khai sinh cho trẻ.

Một lý do khác khiến nhiều đại biểu còn băn khoăn là: “Thực tế hiện nay, đối với các cháu dưới 14 tuổi trong các hoạt động của mình luôn gắn cùng với cha mẹ nên phải có giấy khai sinh chứng minh là con ông A, bà B. Vì thế, tôi cũng lo lắm, nếu chúng ta không cẩn thận thì vừa tốn nhiều nguồn kinh phí, vừa không đem lại lợi ích” - đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) nêu ý kiến.

Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cho rằng tính khả thi của dự án luật này thấp, bởi đến nay vẫn chưa có tổng kết rõ ràng khi thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020 (Đề án 896). Ngoài ra, luật cũng chưa rõ là sẽ giảm phiền hà cho dân như thế nào. “Bảo làm luật này là để cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt giấy tờ nhưng lại đưa ra yêu cầu khi đề nghị cấp thẻ căn cước công dân lại phải trình sổ hộ khẩu”, ĐB Minh dẫn chứng.

Tương tự, khi công dân muốn đổi, cấp lại thẻ căn cước phải có giấy chứng nhận thay đổi nguyên quán - là điều hiếm gặp trong thực tế - là những quy định gây phiền hà, ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cho hay.

Thu lệ phí làm thẻ căn cước công dân là không phù hợp

Về vấn đề phí và lệ phí cấp thẻ, ông Trần Đình Long – ĐBQH tỉnh Đắk Nông cho rằng nên miễn phí cấp thẻ căn cước công dân, bởi việc thu lệ phí là không phù hợp. Nhà nước phải có nghĩa vụ cấp thẻ căn cước cho công dân do người dân đã thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ.

Cùng quan điểm đó, đại biểu Danh Út - ĐBQH tỉnh Kiên Giang, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH cũng cho rằng không nên thu lệ phí khi cấp thẻ căn cước nếu như cấp lần đầu, mà chỉ thu lệ phí đối với trường hợp đổi, cấp lại.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng đề nghị, nếu dự thảo luật được thông qua, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2016.

Tin nổi bật