Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giữ hay bỏ giấy khai sinh: Bất đồng chưa đi đến hồi kết

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Việc giữ hay không giữ giấy khai sinh khi đã có mã số định danh và thẻ căn cước vẫn đang tiếp tục được đưa ra bàn thảo và chưa đi đến được kết luận cuối cùng.

(ĐSPL) - Việc giữ hay không giữ giấy khai sinh khi đã có mã số định danh và thẻ căn cước vẫn đang tiếp tục được đưa ra bàn thảo và chưa đi đến được kết luận cuối cùng.

Vấn đề giữ hay bỏ giấy khai sinh vẫn đang tiếp tục được bàn bạc, trao đổi nhằm mục tiêu giảm tối đa các loại giấy tờ và thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho dân.

Luật Căn cước công dân do Bộ Công an soạn thảo muốn trẻ từ khi sinh ra đã có thẻ căn cước với mã số định danh cá nhân, trong khi đó Luật Hộ tịch do Bộ Tư pháp soạn thảo vẫn muốn duy trì giấy khai sinh và chỉ cấp thẻ căn cước khi trẻ đủ 14 tuổi.

Về việc này, trao đổi trên báo Tuổi trẻ, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội, ông Nguyễn Kim Khoa cho biết, thẻ căn cước công dân cấp cho người dưới 14 tuổi sẽ có nội dung tương tự giấy khai sinh, có tên cha mẹ; còn thẻ căn cước công dân cấp cho người từ 14 tuổi trở lên mới có thêm các thông tin khác như ảnh, dấu vân tay, đặc điểm nhận dạng...

Theo ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, vấn đề quan trọng nhất của luật này không phải là tên gọi của giấy tờ, mà là việc xây dựng thành công cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và việc kết nối giữa cơ sở dữ liệu này với các hệ thống quản lý chuyên ngành về kinh tế - xã hội, trên nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin hiện tại.

Thẻ căn cước hay giấy khai sinh chỉ là tên gọi, vì vậy khi đã quyết định cấp thẻ căn cước từ khi mới sinh thì không cần cấp giấy khai sinh nữa.

Trước những bất đồng về quan điểm như trên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ sự không hài lòng với việc vênh nhau của hai dự thảo. Ông nhiều lần nhấn mạnh: Trẻ sinh ra sẽ có giấy chứng sinh làm căn cứ cấp ngay thẻ căn cước và mã số định danh, không cần giấy khai sinh. Thẻ căn cước trước 14 tuổi thì có tên cha mẹ, sau 14 tuổi đổi thẻ mới sẽ có ảnh và vân tay.

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, Luật Căn cước công dân và Luật Hộ tịch phải làm cuộc cải cách trong công tác quản lý nhà nước về dân cư. Vì vậy, các cơ quan có liên quan phải ngồi lại với nhau, tiếp tục xin ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia để trao đổi, bàn bạc thật kỹ, mục tiêu cuối cùng là giảm tối đa các loại giấy tờ và thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho dân.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai, nếu làm được như viễn cảnh mà hai dự thảo luật đưa ra thì sẽ là một cuộc cách mạng, một sự thay đổi lớn. Nhưng bà dẫn tình hình thực tế cho thấy có những thứ giấy tờ vẫn không thể gộp hết vào thẻ căn cước hay mã số định danh được, như các loại bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp...

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng cho rằng thẻ căn cước sẽ thay thế một số loại giấy tờ nào đó thôi chứ không phải thay thế hết tất cả các loại giấy tờ của công dân.

Hiện nay, vấn đề hộ tịch do Bộ Tư pháp quản lý, còn căn cước công dân do Bộ Công an quản lý. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, các ban soạn thảo hai dự luật này cần rà soát kỹ, điều chỉnh các quy định để tránh chồng chéo, mâu thuẫn, tránh sự giẫm chân lên nhau giữa các cơ quan quản lý.

Tin nổi bật