Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cúm A có lây không? Nhận biết biến chứng nguy hiểm và cách phòng ngừa

  • Nguyễn Linh
(DS&PL) -

Cúm A (còn được gọi là cúm mùa, do virus cúm gây ra) là một bệnh truyền nhiễm phổ biến và rất nhiều trường hợp gặp biến chứng nặng nguy hiểm.

Cúm A là bệnh gì?

Báo Sức khỏe & Đời sống, cho biết cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Bệnh Cúm A gây ra bởi các chủng của virus cúm A, bao gồm: H1N1, H5N1, H7N9. Hầu hết những người nhiễm bệnh có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến thuốc điều trị.

Nhiều trường hợp nhiễm cúm A gặp biến chứng nặng. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, có một số trường hợp nhập viện vì nhiễm virus này do cúm A có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu có sức đề kháng kém.

Cúm A có lây không?

Theo thông tin từ website Bệnh viện đa khoa Medlatec, cúm mùa là bệnh bùng phát theo mùa và do virus gây ra nên cúm A là căn bệnh có khả năng lây nhiễm cao, mức độ lây lan nhanh thành dịch bệnh phức tạp.

Con đường lây nhiễm

Virus cúm A có thể lây trực tiếp từ gia cầm sang cho người. Hoặc lây lan từ các loài động vật hoang dã mang mầm bệnh. Con đường lây lan phổ biến nhất là virus cúm lây từ người bệnh sang người lành thông qua tiếp xúc thông thường.

Cúm A là căn bệnh có khả năng lây nhiễm cao. Ảnh minh họa

Virus cúm có trong dịch tiết nước bọt, từ đó mà lây lan người nọ sang người kia thông qua tiếp xúc khi ăn chung hoặc tiếp xúc gần dưới 2 mét. Qua việc nói chuyện, hắt hơi, xì mũi, dịch mũi,… virus bám dính và di chuyển trong không khí rồi xâm nhập vào cơ thể của người lành.

Thời điểm dễ bùng phát cúm A

Virus cúm A hoạt động mạnh và dễ lây lan khi thời tiết giao mùa, chuyển sang lạnh. Nhất là thời điểm cuối mùa thu chuyển sang đông. Tuy nhiên, những năm gần đây, cúm A đang có dấu hiệu bùng phát thành dịch bất cứ thời điểm nào trong năm. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm về căn bệnh lây nhiễm này.

Virus cúm A có thể dễ dàng tấn công vào đường hô hấp những người có sức đề kháng kém. Hoặc lây nhiễm thông qua việc phòng vệ kém của người bệnh. Chính vì thế, việc tìm hiểu cúm A có lây không là điều cần thiết đối với bất cứ ai.

Những người có sức đề kháng kém dễ bị virus tấn công. Ảnh minh họa

Triệu chứng khi mắc cúm A

Triệu chứng ban đầu của bệnh nhân nhiễm cúm A tương tự như những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các tác nhân khác, và thường bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường, đó là sốt, viêm long đường hô hấp (như ho, hắt hơi, chảy nước mũi), đau họng và sốt. Đặc biệt bệnh nhân mắc cúm A thường sốt cao 39-40°C, da sung huyết, họng đỏ sung huyết toàn bộ. 

Đối với trẻ em còn có mệt mỏi, ăn kém, quấy khóc, các trường hợp nặng có thể có khó thở và kèm theo các biến chứng khác. Đại đa số bệnh nhân sẽ được khám bệnh, kê đơn thuốc cho về điều trị ngoại trú, tuy nhiên những trường hợp có biểu hiện biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản… sẽ có chỉ định nhập viện để điều trị.

Những dấu hiệu ban đầu không gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt nên nhiều người thường chủ quan. Bệnh trở nặng khi có thêm các triệu chứng như: đau tức ở phần ngực, lo lắng, khó chịu, nôn, khó thở, tiêu chảy,…

Triệu chứng khi mắc cúm A. Ảnh minh họa

Cúm A có biến chứng nguy hiểm gì?

Cúm A là bệnh truyền nhiễm, vì thế, đây được xác định là căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và dễ dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp.

Nhiều người không biết cúm A có lây không nên chủ quan với các biểu hiện ban đầu của trẻ nhỏ trong mùa dịch. Đó là nguyên nhân khiến cho bệnh trở nặng và dễ biến chứng nguy hiểm.

Trẻ nhỏ dễ lây cúm và rất dễ biến chứng, nhất là những trẻ có bệnh nền như: hen, bệnh mạn tính về máu, gan, thận, rối loạn chuyển hóa, thừa cân hoặc sức đề kháng kém.

Với người già và người trưởng thành, nếu cúm A không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách cũng dễ biến chứng xấu. Điển hình nhất là gây suy hô hấp, viêm phổi nặng, bội nhiễm,….

Cúm A không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách dễ gây biến chứng xấu. Ảnh minh họa

Một đối tượng khác nếu mắc cúm A cũng có thể gặp nguy hiểm, đó là phụ nữ mang thai. Khi mang thai, cơ thể bà bầu cũng bị suy giảm hệ miễn dịch nên rất dễ bị các loại virus, vi khuẩn tấn công, gây bệnh, trong đó bao gồm virus cúm A.

Bệnh cúm A có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như viêm phổi nặng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu, phù não, tổn thương gan.

Cần lưu ý ở một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể tiến triển nặng biểu hiện như sốt cao, khó thở, tím tái do suy đa tạng và có nguy cơ tử vong cao. Đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai có thể gây ra biến chứng viêm phổi và những dị tật thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch hay bệnh lý van tim, sẩy thai...

Ngoài ra, bệnh cúm A còn có thể gây viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu và một số triệu chứng như sốt cao, khó thở, phủ phổi, tím tái. Biến chứng nguy hiểm nhất của cúm A là phù não và tổn thương gan trầm trọng có tỷ lệ tử vong cao.

Biến chứng nguy hiểm của cúm A khiến phổi "trắng xóa". Ảnh minh họa

Đặc biệt, theo thông tin từ báo Thanh niên, người nhiễm cúm A thể nặng có thể dẫn đến tình trạng viêm phổi khiến phổi trắng xóa. Thời gian gần đây, các cơ sở y tế đã ghi nhận nhiều trường hợp biến chứng viêm phổi dẫn đến xuất hiện những mảng trắng xóa.

Cúm A thường sẽ tự hết mà không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh lý nền về tim mạch, hô hấp hoặc người có hệ miễn dịch kém thì bệnh thường sẽ trở nặng và có nguy cơ gây tử vong. Vì vậy khi gặp các triệu chứng trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh các biến chứng.

Một số biện pháp phòng tránh biến chứng của cúm A

Bệnh nhân không nên chủ quan với bất cứ dấu hiệu nào của bệnh. Trong thời điểm có dịch cúm A bùng phát, nếu có dấu hiệu cảm cúm, nên làm xét nghiệm cúm A ngay để có giải pháp điều trị đúng hướng ngay từ đầu, tránh trở thành nguồn bệnh gây lây lan.

Một số biện pháp phòng tránh biến chứng của cúm A. Ảnh: Bộ Y tế

Để phòng tránh nguy cơ xảy ra biến chứng cúm A, sau khi đã được chẩn đoán bệnh, bệnh nhân và người nhà người bệnh nên tuân thủ theo những chỉ định, tư vấn của bác sĩ khám bệnh, đồng thời tiến hành cách ly để tránh lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh.

Những trường hợp bệnh nhẹ có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được xử trí kịp thời, hạn chế biến chứng, đặc biệt là biến chứng nặng.

Cụ thể, để phòng ngừa nguy cơ nhiễm cúm A, cần tuân thủ một số biện pháp như:

Thường xuyên rửa tay bằng dung dịch cồn hoặc xà phòng.

Tránh cầm nắm chung đồ vật.

Hạn chế tiếp xúc gần với người nghi nhiễm cúm A.

Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc với dung dịch sát khuẩn, mở cửa sổ thông thoáng.

Tập luyện thể dục, chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

Tiêm vắc xin cúm đầy đủ, đúng lịch.

Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ nhiễm cúm A cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra.

Nguyễn Linh (T/h)

Tin nổi bật