Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Có thể xác định nồng độ cồn bằng những cách nào?

  • Bảo An
(DS&PL) -

Sau khi sử dụng rượu, bia, cơ thể sẽ hấp thụ một lượng ethanol vào máu. Vậy bằng cách nào bạn có thể biết nồng độ cồn trong cơ thể mình là bao nhiêu?

Đo nồng độ cồn trong máu

Khi lượng rượu bia được đưa vào cơ thể, các bộ phận sẽ hấp thu ethanol vào máu đi khắp cơ thể. Khi uống càng nhiều rượu bia thì nồng độ cồn trong máu càng cao và việc chuyển hóa sẽ càng mất nhiều thời gian, lượng cồn trong máu sẽ tồn tại lâu hơn.

Để xác định nồng độ cồn trong máu chỉ có thể thực hiện phương pháp xét nghiệm máu. Với những lượng cồn khác nhau trong máu, con người sẽ ở trong những trạng thái tâm lý hành vi khách nhau, cụ thể:

Mức dưới 0,5023 mg/ml: Theo quy định của Bộ Y tế được xem là không có nồng độ cồn. Trong nhiều trường hợp, ngay cả khi không tiêu thụ rượu, bia hoặc các nước uống có cồn khác, cơ thể vẫn sinh ra một lượng cồn nhỏ gọi là cồn sinh học (từ việc ăn uống hàng ngày).

Có thể xác định nồng độ cồn bằng những cách nào?

Nhỏ hơn 70 mg/ml: Ở mức này, con người có thể đã rơi vào trạng thái hưng phấn

80 - 120 mg/ml: Cảm xúc con người đã có sự thay đổi lẫn lộn

130 – 150 mg/ml: Người uống gặp trường hợp không đứng vững, mắt ko thể nhìn thẳng, tập trung vào điểm nhìn

160 – 200 mg/ml: Ở mức độ này, thị lực và thính giác đã bị suy giảm, người uống rượu bia đến tầm này đã không thể điều khiển được hành vi, xử lý tình huống có thể xảy ra.

210 – 300 mg/ml: Xuất hiện cảm giác buồn nôn (có thể là triệu chứng ngộ độc rượu/cồn).

310 – 400 mg/ml: Lượng cồn quá cao trong máu dẫn đến tình trạng ngộ độc rượu nặng, gây mất khả năng vận động, thân nhiệt giảm, có thể mất ý thức hoàn toàn

410 – 500 mg/ml: Người uống rượu có nguy cơ hôn mê, suy giảm chức năng hô hấp, huyết áp tụt, hạ thân nhiệt, tiểu không tự chủ hoặc bí tiểu, có thể tử vong.

Trên 500 mg/ml: Đây là mức dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cách xác định nồng độ cồn trong hơi thở

Khi lượng cồn hấp thụ vào cơ thể, khi máu đi khắp cơ thể và qua phổi thì cồn bay hơi di chuyển qua màng hô hấp của phổi đi vào không khí. Cách đơn giản nhất để đo lượng cồn trong hơi thở là sử dụng máy đo nồng độ cồn chuyên dụng. Thường được dùng trong trường hợp CSGT kiểm tra người điều khiển phương tiện và xác định mức độ vi phạm của người sử dụng rượu bia trước khi tham gia giao thông.

Không được điều khiển phương tiện sau khi sử dụng đồ uống có cồn.

Công thức tính nồng độ cồn trong hơi thở như sau: B= C:210 trong đó:

- B: là nồng độ cồn trong khí thở.

- C: là nồng độ cồn trong máu và C được tính theo công thức: C = 1,056*A:(10W*R)= (Theo công thức này A là số đơn vị cồn uống vào, W là cân nặng, R là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (r = 0,7 với nam và r = 0,6 với nữ).

Nồng độ cồn trong máu cho phép là dưới 0,5023 mg/ml bởi đây là nồng độ cồn tự nhiên của cơ thể. Còn trên mức này thì bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính nếu lực lượng CSGT kiểm tra và phát hiện hành vi.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định các mức xử phạt người điều khiển phương tiện khi vi phạm nồng độ cồn:

Mức phạt đối với lái xe ôtô khi vi phạm nồng độ cồn:

  • Nồng độ cồn ≤ 50 mg/ml máu: Phạt 6-8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 10-12 tháng
  • Nồng độ cồn > 50 – 80 mg/ml máu: Phạt 16 – 18 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 16-18 tháng
  • Nồng độ cồn > 80 mg/ml máu: Phạt 30-40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 22-24 tháng.

Mức phạt đối với lái xe máy khi vi phạm nồng độ cồn:

  • Nồng độ cồn ≤ 50 mg/ml máu: Phạt 2-3 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 10-12 tháng
  • Nồng độ cồn > 50 - 80 mg/ml máu: Phạt 4-5 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 16-18 tháng
  • Nồng độ cồn > 80 mg/ml máu: Phạt là 6-8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22-24 tháng.

Mức phạt đối với lái xe đạp khi vi phạm nồng độ cồn:

  • Nồng độ cồn ≤ 50 mg/ml máu: Phạt 80-100 nghìn đồng
  • Nồng độ cồn > 50 - 80 mg/ml máu: Phạt 200-300 nghìn đồng
  • Nồng độ cồn > 80 mg/ml máu: Phạt 400-600 nghìn đồng.

B.A

Tin nổi bật