Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chuyên gia phân tích lý do không nên bổ nhiệm lãnh đạo bị kỷ luật

(DS&PL) -

Thông tin bổ nhiệm ông Tất Thành Cang giữ chức vụ Phó ban thường trực Ban chỉ đạo công trình lịch sử TP.HCM sau khi bị kỷ luật đang xôn xao dư luận.

Thông tin bổ nhiệm ông Ngô Văn Tuấn làm Chánh văn phòng sở Xây dựng Thanh Hoá, hay ông Tất Thành Cang giữ chức vụ Phó ban thường trực Ban chỉ đạo công trình lịch sử TP.HCM sau khi bị kỷ luật đang xôn xao dư luận. 

Audio: Chuyên gia nêu lý do không nên bổ nhiệm lãnh đạo bị kỷ luật

[presscloud]8843[/presscloud]

Mới đây, giám đốc sở Nội vụ Thanh Hóa Nguyễn Xuân Thủy cho biết, sở Xây dựng có văn bản gửi UBND tỉnh xin chủ trương về quy hoạch cán bộ, trong đó có đề xuất làm quy trình để nhận ông Ngô Văn Tuấn (người từng bị cách chức Phó chủ tịch UBND tỉnh) về sở này công tác.

Điều gây xôn xao dư luận là bởi, ông Ngô Văn Tuấn bị cách chức Phó chủ tịch UBND tỉnh, sau đó được tỉnh phân công làm Tổ trưởng tổ giúp việc Ban chỉ đạo quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, nhà ở và bây giờ sắp được bổ nhiệm là Chánh văn phòng sở Xây dựng. 

Ông Ngô Văn Tuấn.

Trước đó, ngày 26/12/2018, Ban chấp hành Trung ương đã thi hành kỷ luật ông Tất Thành Cang bằng hình thức cách chức ủy viên TƯ khoá 12, Phó bí thư thường trực Thành uỷ TP.HCM, ủy viên Ban Thường vụ Thành uỷ nhiệm kỳ 2015 - 2020, vì đã có những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng.

Dù bị kỷ luật nhưng hiện ông Tất Thành Cang vẫn là thành uỷ viên và chức danh mới nhất của ông Tất Thành Cang là Phó ban thường trực "Ban chỉ đạo công trình lịch sử TP.HCM”.

Việc những người đã từng làm lãnh đạo, bị kỷ luật nặng và giờ lại bổ nhiệm lãnh đạo khiến nhiều người cho rằng điều này chưa thoả đáng, thậm chí còn cho rằng có một sự ưu ái, nâng niu không hề nhẹ.

Ông Tất Thành Cang giữ chức danh mới là Phó ban thường trực "Ban chỉ đạo công trình lịch sử TP.HCM”.

Liên quan đến việc bổ nhiệm lãnh đạo từng bị kỷ luật, PV báo điện tử Người Đưa Tin lắng nghe phân tích từ PGS.TS. Đặng Ngọc Dinh (Viện trưởng viện Những vấn đề phát triển).

“Tôi cho rằng có hai khía cạnh cần nhìn nhận. Thứ nhất, về quy trình pháp lý việc bổ nhiệm này vẫn đúng, có thể người này chưa bị loại bỏ ra ngành viên chức, công chức (có nghĩa là chưa đình chỉ hoàn toàn mọi việc trong ngành công chức, viên chức mà chỉ thôi giữ chức vụ bị cách chức mà thôi, nên có thể bổ nhiệm vào một chức danh khác). Nhưng ở khía cạnh này không ai bàn, mà điều cần bàn là ở tính xã hội, tính quần chúng, tính uy tín của vấn đề là không nên bổ nhiệm lãnh đạo bị kỷ luật.

Bởi, nhiều người cho rằng còn bao nhiêu người trong lĩnh vực ấy có thể làm được, tại sao không bổ nhiệm mà lại cứ nhằm người cũ, người vi phạm để bổ nhiệm, đây là câu hỏi ai cũng thắc mắc. Điều này khiến cho dư luận thấy rằng việc bổ nhiệm là tùy tiện, không cần phải lắng nghe dư luận hay những tâm tư của quần chúng”.  

PGS.TS. Đặng Ngọc Dinh phân tích. 

Theo PGS.TS. Đặng Ngọc Dinh, bổ nhiệm ở vị trí khác vị lãnh đạo ấy vẫn có thể làm tốt, thế nhưng xét về mặt đạo lý thì không nên: “Về mặt pháp luật căn cứ khoản 2, Điều 82, luật Cán bộ, công chức quy định: Cán bộ, công chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; hết thời hạn này, nếu cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật thì việc bổ nhiệm đúng quy trình.

Nhưng, xét theo khía cạnh đạo lý thì việc bổ nhiệm này lại là vấn đề. Vì vậy, cấp trên mà định bổ nhiệm lãnh đạo bị kỷ luật giữ vị trí mới, theo tôi không nên làm. Bởi, còn có nhiều người trong lĩnh vực ấy có thể làm được, chưa kể uy tín của người vi phạm trước đó khó có thể có được sau một thời gian ngắn bị kỷ luật. Làm được như vậy sẽ thuận lòng dân hơn”.

Theo Người Đưa Tin

Tin nổi bật