Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chuyên gia cảnh báo 5 khoảnh khắc dễ gây đột tử vào mùa lạnh, người khỏe mạnh cũng không ngoại lệ

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Bác sĩ Chuyên khoa cấp cứu nổi tiếng đến từ Đài Loan (Trung Quốc), Tiến sĩ Huang Xuan cảnh báo về 5 thời điểm có thể gây ra đột quỵ vào mùa đông, người khỏe mạnh cũng cần phải lưu ý.

Theo Tiến sĩ Huang Xuan, mùa đông với thời tiết lạnh tăng nguy cơ mắc bệnh và làm trở nên nặng các biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch và mạch máu não. Điều này dẫn đến việc số ca đột quỵ và đột tử có xu hướng tăng lên khi nhiệt độ giảm mạnh mỗi mùa đông.

Ông nói thêm rằng, điều này có nghĩa là nguy cơ đột quỵ và đột tử có thể xảy ra ngay cả với những người có sức khỏe tốt, không mắc bệnh tim mạch và duy trì lối sống lành mạnh. Việc giữ ấm cơ thể một cách đơn thuần không đủ vì những rủi ro này có thể đến từ những yếu tố vô cùng nhỏ và những khoảnh khắc ít được chú ý trong cuộc sống hàng ngày.

5 thời điểm có thể gây ra đột quỵ vào mùa đông:

Rửa mặt, đánh răng bằng nước lạnh mỗi sáng

Mùa lạnh sau khi thức dậy, nhiều người vì vội vã hoặc lười biếng, chủ quan mà thường dùng nước lạnh để đánh răng, rửa mặt. Hành động nhỏ nhặt này thực tế lại tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe lớn, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Phòng tắm, nhà vệ sinh là một trong những nơi dễ xảy ra đột tử nhất vào mùa lạnh. Bởi khi đánh răng, rửa mặt, ngoài hiện tượng sốc nhiệt, co rút mạch máu còn bị ảnh hưởng bởi tư thế cúi xuống để thực hiện lên cơ và tuần hoàn máu. Thay vào đó, nên dùng nước ấm nhẹ, sau đó từ từ để làn da cảm nhận hơi ấm, không vội vã khi thực hiện các động tác rửa mặt và đánh răng để bảo vệ chính mình.

Bật dậy vội vàng vào buổi sáng

Theo Tiến sĩ Huang Xuan, trong mùa lạnh nên thực hiện việc dậy sau khi thức dậy một cách nhẹ nhàng và từ từ thay vì bỏ chăn ấm một cách đột ngột, ngồi dậy hoặc vội vã lao ra khỏi giường.

Nếu bạn bất ngờ bỏ chăn ấm và tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh mà không có biện pháp bảo vệ, da của bạn có thể bị sốc nhiệt, mạch máu co rút nhanh chóng, có thể dẫn đến tình trạng đột quỵ. Đặc biệt nếu bạn mặc ít quần áo khi đi ngủ vì thoải mái hoặc có chăn ấm hoặc sử dụng lò sưởi/máy sưởi mà đã tắt khi bạn thức dậy thì việc bị đột quỵ càng dễ xảy ra.

Để giữ ấm, tốt nhất là hãy mặc đủ quần áo, đặc biệt là đi tất đi ngủ vào mùa lạnh. Khi thức dậy, nên ở trong chăn khoảng 3 - 5 phút rồi từ từ bỏ chăn ra. Có thể thực hiện các động tác duỗi cơ để tạo nhiệt độ cho cơ thể hoặc đơn giản là nằm/ngồi thư giãn, giúp cơ thể thích nghi trước khi bước ra khỏi giường. Bạn cũng có thể mặc thêm áo khoác trước khi bỏ chăn để tránh chênh lệch nhiệt độ đột ngột và nguy cơ đột tử.

Lúc cởi hoặc mặc quần áo khi tắm

Thật thoải mái khi tắm nước nóng hoặc ngâm mình trong bồn tắm ở thời tiết lạnh giá. Tuy nhiên, ta thường quên rằng trước khi bước vào bồn tắm hoặc tiếp xúc với nước ấm, cũng như khi rời khỏi nguồn nước, cơ thể trở nên trần trụi và dễ gặp phải những nguy cơ về sức khỏe.

Nguyên nhân là vì lúc này, cơ thể chưa kịp thích nghi với sự biến động nhiệt độ một cách đột ngột. Điều này có thể ảnh hưởng đến huyết áp và gây co rút mạch máu, đặc biệt là sau khi bạn vừa tắm xong, khi cơ thể còn ẩm và có những hạt nước nóng trên da, tiếp xúc với không khí se lạnh.

Theo Tiến sĩ Huang Xuan, để tránh những vấn đề này, chúng ta nên vào phòng tắm, xả nước ấm hoặc sử dụng máy sưởi (nếu có), sau đó từ từ cởi bỏ từng lớp quần áo để cơ thể có thể thích nghi, sau cùng mới bước vào bồn tắm. Đồng thời, không nên để khăn tắm quá xa, cần lau khô cơ thể ngay sau khi rời khỏi nguồn nước tắm và mặc lại quần áo một cách từ từ. Đương nhiên, tránh tắm nước lạnh và không nên tắm quá lâu vào mùa lạnh.

Bỏ qua giữ ấm tai và cổ khi đi ra ngoài

Tiến sĩ Huang Xuan thẳng thắn nói rằng, ông từng thấy nhiều bệnh nhân cấp cứu gần như không quan tâm tới giữ ấm tai và cổ vào mùa lạnh. Thậm chí, họ đi tất, đeo găng tay nhưng lại bỏ qua 2 vị trí này vào những ngày đông giá lạnh mà không biết có thể làm tăng nguy cơ đột tử. Nhất là nếu bạn thay đổi môi trường từ trong nhà ra ngoài trời một cách đột ngột, vội vã.

Tai tuy có thể tích nhỏ nhưng diện tích tiếp xúc với không khí lại lớn, nhiệt lượng rất dễ phát tán, da ở ngoài tai lại mỏng, lỗ tai thiếu lớp bảo vệ nên rất dễ bị nhiễm lạnh. Chưa kể, khí lạnh từ tai có thể xâm nhập vào hệ hô hấp rất dễ dàng. Còn cổ giống như cầu nối giữa đầu và toàn bộ cơ thể, nó còn là đường hô hấp chính, tập trung nhiều dây thần kinh giao cảm nhỏ và mạch máu, bao gồm cả động mạch cảnh.

Vì vậy, hãy nhớ chú trọng giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng tai, đầu và cổ. Tránh trường hợp bị co mạch, đột quỵ hoặc đột tử khi đi ra ngoài vào thời tiết lạnh.

Tập thể dục vào sáng sớm, tối muộn

Tập thể dục là một điều tốt, nhưng cũng cần chú ý để không “rước họa vào thân”, nhất là trong mùa lạnh. Theo Tiến sĩ Haung Xuan, đột quỵ và đột tử do tập thể dục mùa lạnh hầu hết đến từ 2 nguyên nhân. Một là thời điểm tập luyện và hai là cường độ tập luyện.

Ông nhắc nhở rằng, chúng ta không nên tập thể dục vào sáng sớm và tối muộn mùa lạnh. Do các thời điểm này thường có nhiệt độ thấp nhất trong ngày, chênh lệch nhiệt độ ngoài trời và trong nhà cũng rất cao. Chưa kể, nếu bạn có thói quen tắm rửa sau khi tập luyện thì sẽ càng nguy hiểm. Dễ dẫn tới đột quỵ nhiệt, đột tử do đau tim, tắc nghẽn mạch máu.

Bên cạnh đó, tập luyện vào mùa lạnh là cần thiết nhưng đừng tập quá sức vì cho rằng trời lạnh phải vận động nhiều hơn mới đổ mồ hôi, giảm mỡ. Cũng không nên chọn tập luyện ở những nơi quá cao, lượng oxy thấp.

Ở người bình thường, khi không vận động, máu sẽ quay về tâm nhĩ, chỉ cần dựa vào sự co bóp của tĩnh mạch là đủ. Tuy nhiên, khi vận động gắng sức, cung lượng tim mỗi phút gấp 16 đến 17 lần so với không vận động, và cơ bắp lưu lượng máu cũng tăng hơn 25 lần. Khi môi trường bên ngoài lạnh, mạch máu chống lại, tiếp tục co lại, thậm chí làm mạch máu tim bị nhồi máu, lúc này lượng máu về tim chắc chắn không đủ, rất có thể sẽ xảy ra nguy hiểm tính mạng.

Thùy Dung (T/h)

Tin nổi bật