Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chuyện 3 người quyết tâm đánh Pháp trên đỉnh núi Bà Nà

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Ông Võ Hòe đã kể lại một câu chuyện thật xúc động về tình đồng chí, tình người hiếm có, dù đã 68 năm trôi qua nhưng ông vẫn nhớ như in.

(ĐSPL) - Ông Võ Hòe năm nay đã 93 tuổi, nhưng còn khỏe và rất minh mẫn, đang sống với con cháu ở thôn Trung Sơn, xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi).
Ông đã kể lại một câu chuyện thật xúc động về tình đồng chí, tình người hiếm có, dù đã 68 năm trôi qua nhưng ông vẫn nhớ như in.
Cựu chiến binh Võ Hòe.
Đại đội 5 do ông Hòe chỉ huy, quần nhau với giặc Pháp trong hơn 2 tuần, kết quả đã bị tổn thất nhiều và cả Trung đoàn 108 của Đà Nẵng ngày ấy (tháng 8 năm 1946) cũng bị tổn thất khá nặng nên đã nhận lệnh rút quân lên núi Bà Nà.
Đường lên Núi Bà Nà có hình xoắn ốc, khi chạy lên trên còn nhìn thấy đầu của quân Pháp ở phía dưới. Lên tới đỉnh núi mới biết đơn vị của ông chỉ còn có 3 người là: Nguyễn Lâm - người Quảng Trị, Trần Anh Tuấn là người Đà Nẵng và ông Võ Hòe là người Quảng Ngãi. Cùng dìu nhau, chui rúc, xuyên người trong rừng cây gai góc, cuối cùng cũng lên đến đỉnh núi Bà Nà và ngạc nhiên khi nhìn thấy một biệt thự rất lớn, liền chọn tòa nhà cao nhất cùng nhau leo lên để quan sát và tiến hành ngay việc lập trận địa. Đồng thời, kiểm tra lại vũ khí nhưng chỉ còn 1 quả bom, 2 quả lựu đạn và một số đạn. Ba người nắm chặt tay nhau thề, quyết tâm bảo vệ núi Bà Nà đến giây phút cuối cùng.
Ban đêm các ông thay nhau canh gác ở trên cao, ban ngày đi xuống triền núi tìm lá cây, ốc đá để ăn mà sống qua ngày. Cuộc sống cứ thế tiếp diễn, thời gian cứ trôi đi, 3 anh em đã ở trên núi Bà Nà được hơn 2 tháng. Qua trinh sát và nhận thấy bọn địch đã đóng đồn ở dưới chân núi khá đông. Rất có thể bọn chúng chưa phát hiện ra các ông, nên chúng không tấn công lên đỉnh núi. Còn các ông chỉ có 3 người, nên càng không thể tiêu diệt được hết kẻ thù.
Sau khi bàn bạc rất kỹ và thống nhất, cần phải liên lạc ngay với đơn vị, anh Lâm( nhỏ người và nhanh nhẹn nhất) được tin cậy cử đi mở đường xuống núi tìm đơn vị. Phút giây chia tay thật xúc động và lưu luyến. Cùng nắm chặt tay nhau, rồi ôm chặt nhau như để truyền hơi ấm và mong cho nhau có một sức sống mãnh liệt, sức chiến đấu mạnh mẽ, bởi tiễn nhau đi, liệu có tìm được đơn vị, hay có trở lại đỉnh núi nữa không, hay lại “khuất núi”?
Bà Nà trở thành điểm đến vè du lịch nổi tiếng Đà Nẵng.
Ông Lâm mang theo một con dao để tiện phát cây, phát bụi rậm tìm đường xuống núi. Bọn địch đã đóng quân khá đông dưới chân núi, buộc ông Lâm phải men theo triền núi rất khó khăn và đầy hiểm trở, gai góc. Đi tới đâu, ông Lâm dùng một loại cây đánh dấu để còn nhớ đường quay về.
Sau 2 đêm 1 ngày ông Lâm đã bí mật tìm về tới đơn vị, tất cả đều rất vui mừng. Lãnh đạo đơn vị đã cân nhắc rất kỹ kế hoạch đánh đồn quân Pháp mà các ông đã đề xuất, nhất trí tăng cường thêm một tiểu đội và giao cho ông Lâm dẫn đường lên đỉnh núi Bà Nà.
Theo kế hoạch được tính toán kỹ là quyết định từ trên đỉnh núi Bà Nà đánh úp xuống, đơn vị từ ngoài Quốc lộ đánh lên. Giờ G đã điểm, quân ta đồng loạt nổ súng tấn công, bọn giặc bị đánh úp bất ngờ nên tháo chạy. Còn 3 ông được trở về với Phú Túc (Đà Nẵng), nơi đơn vị của các ông đang đóng quân, kết thúc hơn hai tháng (tháng 8 đến đầu tháng 10 năm 1946) sống và chiến đấu kiên gan nhưng thấm đẫm tình người, tình đồng chí và khẳng định một ý chí sắt đá của những người lính đã cống hiến tuổi thanh xuân cho lý tưởng cao đẹp, tất cả để bảo vệ từng tấc đất Tổ quốc Việt Nam mến yêu.
Giờ đây, cựu chiến binh Võ Hòe và 2 người đồng đội của ông là Nguyễn Lâm và Trần Anh Tuấn luôn tự hào rằng, trên đỉnh núi Bà Nà, dù đã 68 năm trôi qua nhưng vẫn còn in đậm dấu chân của 3 ông.

Tin nổi bật