Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chung cư thời hiện đại: Bài 9 - Cơ quan chức năng nói gì về tranh chấp cư dân và chủ đầu tư?

(DS&PL) -

Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014 đã có nhiều quy định nhằm bảo vệ quyền lợi người mua nhà, yêu cầu các chủ đầu tư phải minh bạch thông tin...

Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014 đã có nhiều quy định nhằm bảo vệ quyền lợi người mua nhà, yêu cầu các chủ đầu tư phải minh bạch thông tin, thực hiện đúng cam kết với khách hàng.

Việc căng băng rôn "biểu tình" như thế này ngày càng phổ biến tại các dự án khi xảy ra tranh chấp.

Ông Vũ Văn Phấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, vai trò của Nhà nước thể hiện thông qua pháp luật, 2 Luật này toát lên ý là nâng cao trách nhiệm của các chủ đầu tư dự án, làm sao triển khai dự án đúng tiến độ, đúng cam kết với khách hàng.

“Luật kinh doanh Bất động sản đã được điều tiết nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng trước những tình hình chung hiện nay như doanh nghiệp chưa có sản phẩm đã được thu tiền của khách hàng phải có trách nhiệm với những cam kết đã ký. Trong khi đó ở rất nhiều dự án, khách hàng bị thua thiệt, thậm chí dẫn đến kiện cáo, biểu tình”, ông Phấn nhấn mạnh.

Đồng quan điểm này, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng nhận định, tranh chấp thường xảy ra ở những chung cư đã bán nhà trước thời điểm Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực, tại các dự án chung cư đơn lập, hợp đồng mua bán giữa chủ đầu tư và người mua nhà không rõ ràng. Hợp đồng mua nhà phải quy định rõ phần diện tích nào là của riêng người dân, phần nào của riêng chủ đầu tư, phần nào sử dụng chung, nêu rõ trách nhiệm của chủ đầu tư…

Các dự án được quảng cáo, giới thiệu thì rất hoa mỹ, đường đi thuận tiện, dịch vụ hoàn chỉnh, tự nhận là chung cư cao cấp, 5 sao đẳng cấp… thế nhưng khi về ở thì cư dân mới thực sự bất ngờ.

“Trong trường hợp các hợp đồng mua bán không rõ ràng, chính quyền cần vào cuộc, nếu chủ đầu tư vi phạm quy định pháp luật cần xử lý nghiêm. Chính vì nhiều vấn đề không rõ ràng như bản vẽ, đường đi lối lại, diện tích cũng như hợp đồng kinh tế… đã dẫn đến tranh chấp nên việc này chính quyền phải vào cuộc. Chỉ cần phân biệt theo hồ sơ dự án mà chủ đầu tư đã trình lên và được thành phố phê duyệt, trong đó sẽ ghi rất rõ. Trong trường hợp nào đã rõ ràng nhưng chủ đầu tư không thực hiện, người dân có quyền kiện ra tòa án”, ông Hùng chỉ rõ.

Theo nhiều chuyên gia, vẫn có không ít chủ đầu tư dự án nhà ở còn kiểu làm ăn “chộp giật”, quảng cáo một đằng làm một nẻo, khiến người mua chung cư có cảm giác bị lừa… Thời điểm này nhiều dự án đi đang hoàn thiện và đưa vào sử dụng, nên người mua nhà phát hiện ra nhiều sai phạm như tính sai diện tích, không thực hiện đúng thiết kế ban đầu, cắt giảm các tiện ích của cư dân…

Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội nhận định, chủ đầu tư không rõ ràng, minh bạch thông tin ngay từ đầu sẽ ảnh hưởng lớn đến quyền lợi cư dân, nên việc này cần phải được xem xét xử lý.

“Tôi không đồng tình với cách làm của những doanh nghiệp này vì không rõ ràng minh bạch. Các cấp chính quyền cũng như các cấp quản lý cần phải vào cuộc xem xét xem đúng, sai chỗ nào để điều tiết để quyền lợi người dân không bị ảnh hưởng lớn, doanh nghiệp cũng có thể khắc phục được. Cần có những biện pháp rất rõ ràng, những chế tài xử phạt hoặc cảnh cáo vì uy tín của các doanh nghiệp là rất quan trọng. Có vậy, người mua nhà hình thành trong tương lai mới được bảo vệ quyền lợi, được nhận những sản phẩm nhà ở xứng đáng với đồng tiền bỏ ra", ông Điệp nêu quan điểm.

Tin nổi bật