Đóng

Chanh tưởng cực lành nhưng lại hóa "thuốc độc" với người bệnh thận nếu dùng theo cách này!

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Quả chanh tưởng chừng vô hại và rất tốt cho sức khỏe, lại có thể trở thành "thuốc độc" đối với người bệnh thận nếu không được sử dụng đúng cách.

Chanh giàu vitamin C - một chất có tác dụng như chất chống oxy hóa và có vai trò hỗ trợ chức năng miễn dịch rất tốt. Bên cạnh đó, chanh còn có tác dụng giúp giảm cân, chống lại cảm giác đói và thèm ăn.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu biết cách sử dụng, nước chanh sẽ đem lại nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe. Ngược lại, với một số người chống chỉ định với nước chanh, khi uống vào sẽ gây hại cho sức khỏe.

Người có vấn đề về thận

Mặc dù người bị sỏi thận được khuyến nghị nên tăng cường ăn trái cây họ cam quýt, nhưng điều này có thể không đúng nếu người đó mắc các bệnh thận khác. Trên thực tế, hàm lượng kali cao trong trái cây họ cam quýt, đặc biệt là chanh có thể ảnh hưởng đến cân bằng điện giải ở những người mắc bệnh thận. Do đó, việc tiêu thụ quá nhiều chanh có thể gây hại cho người mắc bệnh thận.

Hàm lượng kali cao trong trái cây họ cam quýt, đặc biệt là chanh có thể ảnh hưởng đến cân bằng điện giải ở những người mắc bệnh thận.

Người có bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản

Chanh chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng có lợi, đặc biệt là vitamin C. Loại trái cây họ cam quýt này có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe. Thêm chanh vào các món ăn hoặc uống nước chanh là những cách ăn chanh phổ biến nhất. Tuy nhiên đối với người bị trào ngược dạ dày - thực quản nên thận trọng khi ăn chanh vì nó có thể làm các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

Người bị trào ngược dạ dày - thực quản nên hạn chế ăn chanh vì chanh có tính acid cao có thể làm tăng lượng acid trong dạ dày. Khi lượng acid trong dạ dày tăng lên nó trào ngược lên thực quản gây ra các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, ợ chua và đau rát ngực.

Acid trong chanh kích thích và làm tổn thương niêm mạc thực quản đã bị viêm do trào ngược. Điều này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và làm chậm quá trình lành vết thương.

Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng việc ăn chanh khác nhau tùy thuộc vào từng người. Những người có triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản nặng nên tránh ăn chanh và các thực phẩm có tính acid khác nhưng những người có triệu chứng nhẹ hơn có thể tiêu thụ một lượng nhỏ chanh pha loãng mà không gặp vấn đề gì.

Người có cơ địa hàn, thường xuyên bị lạnh bụng, tiêu chảy

Chanh có tính mát, giúp thanh nhiệt. Tuy nhiên, đối với những người có cơ địa hàn, thường xuyên cảm thấy lạnh bụng, tay chân lạnh hoặc dễ bị tiêu chảy, việc dùng chanh quá nhiều có thể làm tăng tình trạng này. Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng này, nên sử dụng chanh với lượng vừa phải, pha loãng và tốt nhất là không nên uống nước chanh khi bụng đói.

Người đang đói bụng

Uống nước chanh khi đói sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày như khiến dạ dày bạn bị ăn mòn bởi axit, gây ra viêm, loét, thậm chí xuất huyết bao tử. Vì thế, mọi người chỉ nên uống nước chanh sau khi đã ăn no khoảng 30 phút.

Người có tổn thương men răng

Vì có tính acid cao nên chanh dễ gây mòn men răng, đặc biệt là khi men răng đã bị tổn thương. Men răng bị mòn sẽ làm lộ lớp ngà răng bên dưới, gây ra tình trạng răng nhạy cảm, ê buốt khi ăn đồ chua, nóng, lạnh. Acid trong chanh cũng cũng kích thích các dây thần kinh trong ngà răng gây ra cơn đau nhức khó chịu.

Người bị dị ứng với chanh hoặc các loại trái cây họ cam quýt

Mặc dù hiếm gặp, nhưng một số người có thể bị dị ứng với chanh hoặc các loại trái cây thuộc họ cam quýt. Các triệu chứng dị ứng có thể bao gồm ngứa, phát ban, sưng môi, lưỡi hoặc họng, khó thở. Nếu bạn có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại trái cây họ cam quýt nào, hãy tránh dùng chanh và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Mặc dù hiếm gặp, nhưng một số người có thể bị dị ứng với chanh hoặc các loại trái cây thuộc họ cam quýt.

Người đang dùng một số loại thuốc nhất định

Chanh có thể tương tác với một số loại thuốc, làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc tăng tác dụng phụ. Ví dụ, chanh có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của một số thuốc giảm cholesterol, thuốc chống đông máu hoặc thuốc điều trị huyết áp. Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc kê đơn nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về việc dùng chanh để đảm bảo an toàn.

Cách ăn chanh an toàn nhất

Mỗi người có phản ứng khác nhau khi ăn chanh, đặc biệt là những trường hợp nhạy cảm với tính acid. Do đó khi ăn chanh, nếu chúng ta cảm thấy khó chịu hãy ngừng ăn. Không nên ăn chanh khi đói bụng.

Khi sử dụng chanh để chế biến các món ăn nên dùng liều lượng vừa phải, không nên vắt nhiều nước cốt chanh vào món ăn.

Mặc dù uống nước chanh có lợi ích giải nhiệt, cung cấp nhiều vitamin C và acid citric giúp giảm mệt mỏi tốt nhưng cũng không nên uống nhiều và không nên thêm nhiều đường. Tỷ lệ một nửa quả chanh với một cốc nước và một chút đường thường có hiệu quả mà không quá chua. Sử dụng nước ấm sẽ nhẹ nhàng hơn với dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa.

Để bảo vệ men răng, khi uống nước chanh nên dùng ống hút để giảm tiếp xúc trực tiếp nước chanh với răng. Nên súc miệng với nước lọc và không đánh răng sau khi uống nước chanh. Điều này sẽ cho phép nước bọt có một khoảng thời gian để rửa sạch acid một cách tự nhiên và giúp làm cứng lại men răng vì nước bọt là chất bảo vệ tự nhiên của miệng chống lại acid, giúp trung hòa acid và tái khoáng hóa men răng.

Tin nổi bật