Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cha mẹ đau đớn bỏ rơi con gái nhỏ ngoài chợ rau và cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt sau 22 năm xa cách bặt tin con

(DS&PL) -

Một cặp vợ chồng ở Trung Quốc trải qua suốt 2 thập kỷ trong hành trình tìm lại con gái ruột mà họ bỏ rơi ở chợ năm xưa và rồi vỡ òa trong hạnh phúc.

Một cặp vợ chồng ở Trung Quốc trải qua suốt 2 thập kỷ trong hành trình tìm lại con gái ruột mà họ bỏ rơi ở chợ năm xưa và rồi vỡ òa trong hạnh phúc khi lần đầu tiên được gặp lại con mình.

Đau đớn từ bỏ đứa con ruột 

20 năm trước, khi đang mang thai đứa con thứ hai, bà Fenixiang Qian sống chui lủi cùng chồng và cô con gái 3 tuổi trên một chiếc thuyền ở kênh Tô Châu, cách nhà ở Hàng Châu 120 km và chờ ngày sinh.

6 tuần sau, bà sinh hạ con gái thứ hai - điều bị cấm theo chính sách một con nghiêm ngặt của Trung Quốc có từ năm 1979. Chính tay người chồng, ông Xu Lida (khi ấy 24 tuổi) đã cắt cuống nhau cho con bằng chiếc kéo ông tự khử trùng bằng nước sôi. Do nhau thai không bong, ông bà Xu phải tìm tới một bác sĩ gần đó giấu chính quyền giúp đỡ.

5 ngày sau, ông Xu thức dậy từ sáng tinh mơ và đưa con gái sơ sinh tới một chợ rau ở Tô Châu kèm theo lá thư: “Con gái chúng tôi, Jingzhi, sinh lúc 10 giờ sáng ngày mồng 8 tháng 7 Âm lịch năm 1995. Chúng tôi buộc phải bỏ cháu ở đây vì nghèo khổ và quy định bắt buộc. Cầu xin lòng trắc ẩn của những người cha, người mẹ xa gần. Cảm ơn bạn đã cứu và chăm sóc con gái nhỏ của tôi. Nếu trời nhủ lòng thương, chúng ta sẽ đoàn tụ với nhau trong buổi sáng của lễ hội Qixi tại Cầu Gãy ở Hàng Châu trong 10 hoặc 20 năm nữa”.

Một bản sao của mảnh giấy để lại cùng Kati hẹn ngày gặp lại. Ảnh: SCMP

Bé Jingzhi và mảnh giấy mà cha để lại bên cạnh em sau đó được chuyển tới bệnh viện phúc lợi trẻ em ở thành phố Tô Châu. Jingzhi được cặp vợ chồng người Mỹ, ông Ken và bà Ruth Pohler ở Hudsonville, tiểu bang Michigan, nhận nuôi thông qua Bethany Christian Services - một trong những cơ quan nhận con nuôi quốc tế lớn nhất dành cho người Mỹ. Vợ chồng ông Ken đã có hai con trai nhưng vẫn muốn nhận nuôi thêm một bé thứ ba.

Mùa hè năm 1996, ông bà Ken cùng 9 cặp vợ chồng người Mỹ khác được tổ chức Bethany Christian Services đưa đến viện mồ côi ở Tô Châu. Ở đó, họ đã nhận con nuôi, tất cả đều là bé gái vì người Trung Quốc yêu thích con trai. Khi mang Jingzhi lên xe buýt, hai ông bà Pohlers thấy lá thư tay của cha mẹ Jingzhi và nhờ một người thông dịch đọc lại.

“Cô ấy rất xúc động, vừa khóc nức nở vừa đọc bức thư ấy cho chúng tôi nghe bằng tiếng Anh. Đó có lẽ là những lời nói từ tâm can họ”, ông Ken bồi hồi nhớ lại.

Cha mẹ nuôi sau đó đưa bé gái về nhà ở thị trấn Hudsonville, nơi sinh sống của khoảng 7.000 người và chủ yếu là người da trắng. Em được đặt tên là Catherine Su Pohler hay còn gọi là Kati.

“Em đã có một tuổi thơ êm đềm. Mọi người đều biết em là con nuôi, và em chưa bao giờ muốn cha mẹ giải thích về điều đó”, Kati nói.

Cô gái nói gia đình của em rất gần gũi. Các album của gia đình cho thấy Kati tham gia nhiều môn thể thao khi còn nhỏ. Em còn chơi đàn violin và piano, du lịch khắp nước Mỹ cùng gia đình. Trong những lần đi du lịch cùng cha mẹ nuôi, đôi khi Kati cảm thấy xúc động mỗi lần hướng dẫn viên nhắc tới những đứa trẻ bị bỏ rơi. Tuy nhiên, cha mẹ người Mỹ quyết định giấu kín sự thật ít nhất cho đến khi Kati 18 tuổi và chỉ tiết lộ nếu cô bé muốn biết về quá khứ.

Đoàn tụ trong mơ

Vào năm 2005, vợ chồng nhà Pohler đã nhờ một người bạn ở Trung Quốc tới cây cầu Vỡ vào ngày đã hẹn trong mẩu giấy năm xưa và tìm một cặp vợ chồng người Trung Quốc. Vợ chồng Pohler không muốn cung cấp tên hay chi tiết liên lạc của họ. Họ chỉ đơn giản là muốn cho ông Xu và bà Qian biết rằng con gái họ an toàn, khỏe mạnh và đang hạnh phúc.

Chờ đợi, thất vọng rồi vỡ òa trong niềm vui là cung bậc cảm xúc mà một cặp vợ chồng ở Trung Quốc trải qua suốt 2 thập kỷ trong hành trình tìm lại con gái ruột mà họ bỏ rơi ở chợ năm xưa. Ảnh: SCMP

Wu tới cây cầu sau 4h chiều. Khi ấy ông Qian và bà Xu đã rời đi được vài phút. Wu quan sát xung quanh và thấy không có người nào có vẻ đang tìm con. Anh định bỏ đi thì thấy một nhóm người đang quay phim cây cầu cho một đài truyền hình. Wu nhờ họ cho xem lại đoạn phim đã quay xem có thấy ai trông giống cha mẹ ruột của Kati không. Thật may mắn, máy quay phim ghi lại rõ ràng hình ảnh ông Xu đứng trên cầu tay cầm tấm bảng lớn ghi tên “Jingzhi”.

Đây thực sự là cơ hội vàng cho đài truyền hình. Họ lập tức phát sóng câu chuyện của ông bà Xu và được các kênh truyền hình quốc gia phát sóng.

Khi thấy thông tin này trên truyền hình, một người bạn ở Hàng Châu đã thông báo với ông bà Xu rằng đã có tin tức về Jingzhi. Hai vợ chồng háo hức gặp Wu qua đài truyền hình và còn nhận được một lá thư ẩn danh từ hai vợ chồng người cha mẹ nuôi cùng một số bức ảnh. Đài truyền hình hứa là sẽ có thêm thông tin.

Nhưng thật không may mắn cho cặp vợ chồng Xu, phải 10 năm sau đó, họ mới được nhìn thấy con gái thất lạc bằng xương bằng thịt.

Ông bà Ken khi biết thông tin từ Trung Quốc, họ yêu cầu người bạn Wu ngừng liên lạc với gia đình con gái nuôi Kati ngay lập tức. Họ lo sợ cuộc sống của cô bé bị ảnh hưởng.

“Chúng tôi nghĩ nên đợi Kati lớn hơn để xem con có muốn biết thêm tin tức không. Con bé là con gái của chúng tôi. Kati có cha mẹ ruột nhưng mối quan hệ sâu sắc với họ sẽ khiến mọi vấn đề phức tạp hơn.

Người bạn Wu sau đó cũng đổi số điện thoại, không liên lạc với chị Qian cùng ông Xu và giới truyền thông nữa.

Còn phía ông bà Xu, họ hoàn toàn nhận ra Kati là con họ khi thấy những tấm hình của cô bé bởi em có đôi mắt của mẹ.

Một ngày, nhà làm phim tài liệu Chang Changfu từng làm một bộ phim về việc trẻ em Trung Quốc được nhận làm con nuôi khắp thế giới tới tìm gặp ông Qian và bà Xu sau khi hai người quay trở lại Cầu Gãy vào lễ hội Qixi.

Nhà làm phim quyết định tìm ra tung tích của cha mẹ nuôi của Kati qua bức thư ông bà Pohlers viết, trong đó nói rằng Kati được nhận làm con nuôi ở Tô Châu, cô bé bị viêm khớp lúc còn nhỏ và họ hiện sống ở Michigan.

Qua thông tin trên một diễn đàn trực tuyến chia sẻ câu chuyện của những cha mẹ người Mỹ nhận con từ trại trẻ mồ côi duy nhất ở Tô Châu, Chang đã tìm ra ông bà Pohler chính là cặp vợ chồng nhận nuôi bé gái Trung Quốc năm xưa.

Liên lạc được với gia đình nhà Pohler nhưng nhà làm phim phải mất vài năm mới thuyết phục được gia đình người Mỹ rằng ông chỉ có duy nhất một mục đích là giúp hai gia đình liên lạc với nhau.

Khi Kati 21 tuổi, em cũng muốn gặp lại cha mẹ ruột nhưng vẫn mang trong lòng cảm giác sợ hãi. Cuối cùng, cô gái quyết định gặp nhà sản xuất phim Chang sau khi nói với cha mẹ nuôi về ý định của mình.

Kati đồng ý trở thành nhân vật chính trong bộ phim tài liệu về hành trình tìm con của cha mẹ ruột. Chang lập tức lên kế hoạch cho cuộc đoàn tụ sau hơn 2 thập kỷ giữa Kati và cha mẹ ruột. Giây phút họ gặp nhau trên Cầu Gẫy, bà Qian đã òa khóc nức nở sau bao nhiêu năm ròng tìm con.

Chiếc máy quay của Chang và rào cản ngôn ngữ khiến cuộc gặp đầu tiên đầy cảm xúc nhưng cũng rất căng thẳng. Sau vài ngày ở Hàng Châu, Kati nói lời chia tay bố mẹ đẻ và cô em gái. Không có gì đảm bảo rằng họ sẽ gặp lại nhau.

Kati cố gắng trấn an bố mẹ rằng cô không cảm thấy khó khăn, rằng cô có một tuổi thơ hạnh phúc. Nhưng câu hỏi ấy vẫn tiếp tục được lặp lại dưới những hình thức khác nhau. 22 năm sống trong cảm giác tội lỗi không thể trút bỏ một cách dễ dàng.

Sự khác biệt về văn hoá mang lại nhiều điều tuyệt vời. Ông Xu nói rằng nếu như Kati được nuôi dạy ở Trung Quốc, có thể con bé sẽ không quay lại tìm vợ chồng ông.

“Các cô gái nước ngoài và các cô gái Trung Quốc suy nghĩ khác nhau”, ông nói. “Một cô gái Trung Quốc bị bỏ rơi sẽ không bao giờ tha thứ cho bố mẹ đẻ. Đó là văn hoá”.

Vợ chồng ông Xu cũng biết ơn vợ chồng nhà Pohler đã cho phép Kati tới Trung Quốc. “Chắc chắn việc để con bé đi rất khó khăn với họ, đặc biệt là tới một đất nước xa xôi như thế”, bà Qian nói.

Về phía Kati, ban đầu khi phát hiện ra bố mẹ nuôi giấu mình thông tin của bố mẹ đẻ, cô đã rất buồn nhưng sau đó cô tha thứ cho họ.

“Họ đã làm rất tốt việc cố gắng xem xét cảm giác của tôi. Họ cũng trò chuyện với bố mẹ đẻ tôi qua màn hình máy tính và muốn tới Trung Quốc thăm họ”.

Katie cũng chia sẻ việc sẽ xem xét việc học thêm ở Mỹ hoặc châu Âu trong tương lai sau khi cô đã dành một thời gian trải nghiệm ở Trung Quốc.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật