Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cây khổng lồ cao hơn tượng Nữ thần Tự do mọc ở hẻm núi sâu nhất thế giới

(DS&PL) -

Cây bách khổng lồ được nhận định cao nhất ở châu Á được tìm thấy trong khu rừng ở Tây Tạng, Trung Quốc.

Cây khổng lồ cao nhất châu Á vừa được phát hiện là cây bách tại hẻm núi Nhã Lỗ Tạng Bố thuộc khu tự trị Tây Tạng, phía Tây Nam của Trung Quốc. Đây cũng là hẻm núi sâu nhất thế giới với độ sâu tối đa đạt hơn 6.000m.

Theo thông báo hôm 19/6 của Trường Đại học Bắc Kinh, nhóm nghiên cứu của trường đã phát hiện cây bách khổng lồ hồi tháng 5 ở khu bảo tồn tự nhiên hẻm núi Nhã Lỗ Tạng Bố tại huyện Ba Mật thuộc địa khu Lâm Chi, khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc.

Với chiều cao đo được là 102,3m cao hơn nhiều so với tượng Nữ thần Tự do (93m) đã biến cây bách khổng lồ trở thành cây cao nhất châu Á và đạt chiều cao thứ 2 trên thế giới, chỉ sau cây tùng gỗ đỏ ở California, Mỹ.

Cây bách khổng lồ cao 102,3m. Ảnh: Đại học Bắc Kinh 

Trước đó, kỷ lục về cây cao nhất ở Trung Quốc từng tìm thấy vào tháng 5/2022. Đó là một loại cây linh sam cao 83m cũng thuộc khu tự trị Tây Tạng. Ban đầu nhóm chuyên gia cho rằng đây là cây lớn nhất nước này. Cả nhóm cũng phát hiện cây cao 77m ở huyện Mạt Thoát trước đó một tháng. 

Khu tự trị Tây Tạng có hệ sinh thái độc đáo, chịu ảnh hưởng ngày càng nhiều từ quá trình phát triển và biến đổi khí hậu toàn cầu. Vì vậy, song song với việc phát hiện ra "cây cao nhất châu Á", nhóm chuyên gia từ Đại học Bắc Kinh còn ghi chép các cây cao trong vùng, qua đó hiểu rõ sự đa dạng môi trường và đẩy mạnh hoạt động bảo vệ hệ sinh thái.

Guo Qinghua, giáo sư ở Viện cảm biến từ xa thuộc Đại học Bắc Kinh, cho biết cây bách này rất thú vị bởi hệ rễ của nó không hoàn toàn vùi dưới lòng đất. Cây cũng có hệ thống cành nhánh phức tạp, cung cấp môi trường và vi khí hậu lý tưởng cho một số thực vật và động vật nguy cấp.

Phát hiện mới nhất này đã "viết lại" kỷ lục về những cây cao nhất châu Á. Đồng thời khu vực này được nhận định là nơi phân bố nhiều cây đại thụ cao nhất ở Trung Quốc ở thời điểm hiện tại.

Thu Hương (T/h)

Tin nổi bật