Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cảnh hoang phế của thành cổ duy nhất ở Nam Bộ

(DS&PL) -

Thành cổ Biên Hòa đã hơn 300 năm tuổi và là thành cổ duy nhất còn sót lại của Nam bộ. Tuy nhiên, di tích này ngày càng hoang phế, đổ nát và có thể sập bất cứ lúc nào.

Thành cổ Biên Hòa đã hơn 300 năm tuổi và là thành cổ duy nhất còn sót lại của Nam bộ. Tuy nhiên, di tích này ngày càng hoang phế, đổ nát và có thể sập bất cứ lúc nào.

Thành cổ Biên Hòa nằm trên đường Phan Chu Trinh, phường Quang Vinh, TP.Biên Hòa. Thành có từ thế kỷ 14 - 15, do người Lạp Man (Chân Lạp) xây dựng bằng đất, gọi là Thành Cựu. Đến năm1837, thành được nhà Nguyễn xây dựng lại trên nền đất cũ bằng đá ong và đổi tên là thành Biên Hòa. Sau hơn 300 năm, vết tích còn lại là một vòng thành được xây dựng bằng đá ong, bên trong có ngôi nhà kiến trúc theo kiểu Pháp.  
Thành Biên Hòa được coi là cổ nhất của Nam bộ còn sót lại, từng chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử của vùng đất Đồng Nai. Tháng 11/2013, thành đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận và xếp hạng là di tích cấp quốc gia.
Tuy nhiên, thành cổ và ngôi biệt thự kiểu Tây càng ngày càng xuống cấm trầm trọng.
Nhiều đoạn tường thành, đá ong đã bong tróc, sứt mẻ.
Một đoạn tường bị công trình nhà dân lấn chiếm và phủ đầy cây dại.
Lối vào bên trong ngôi biệt thự loang lổ bởi gạch vỡ, vôi vữa bong tróc, những cánh cửa sập sệ.
Bảng giới thiệu về di tích thành cổ Biên Hòa nằm một góc dưới nền đất, phủ đầy bụi.
Cầu thang dẫn lên tầng làm bằng sắt đã gỉ sét, có thể sập bất cứ lúc nào.
Cảnh hoang tàn, đổ nát trong ngôi biệt thự cổ.
Rễ cây cổ thụ đâm xuyên làm nứt, vỡ các mảng tường.
Sàn nhà bị bong tróc, có nơi thủng thành mảng lớn. Mùi ẩm mốc ngột ngạt, đồ đạc vứt chỏng chơ.
Toàn khu vực thành rất lặng lẽ, u tịch và hoang phế.
Năm 2010, kế hoạch trùng tu, phục dựng thành cổ được đề ra và UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt với tổng vốn 25 tỉ đồng, sau đó được điều chỉnh lên 41 tỉ đồng. 
Tuy nhiên kinh phí quá lớn nên việc trùng tu vẫn chưa thể thực hiện. 

Theo Zing

Xem thêm clip lịch sử xây dựng và bảo vệ lãnh thổ Việt Nam

 

 

Tin nổi bật