Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Căng thẳng Nga - Ukraine ngày 4/3: Chuyên gia nêu lý do Ukraine có thể bắn hạ một loạt chiến đấu cơ Nga

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Theo nhận định của chuyên gia tác chiến trên không, các chiến thuật bảo vệ máy bay của Nga đang giúp Ukraine có thêm thời gian để bắn hạ chúng.

Ukraine đã bắn hạ một loạt máy bay kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022, với tỷ lệ thành công dường như tăng lên trong tháng này. Ngày 28/2, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết họ đã bắn hạ máy bay chiến đấu thứ 10 của Nga chỉ trong 10 ngày.

Business Insider dẫn lời các chuyên gia cho hay, thành công gần đây của Ukraine có khả năng là nhờ sự thay đổi chiến thuật của Nga nhằm cố gắng ngăn chặn các cuộc tấn công của Ukraine.

Theo ông Justin Bronk - chuyên gia về Nga và tác chiến trên không tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI), các máy bay phản lực của Nga đã được bố trí xa chiến tuyến kể từ khoảng tháng 5/2023, khi hai máy bay chiến đấu và hai máy bay trực thăng bị bắn hạ.

Vị chuyên gia chia sẻ, khoảng cách đó đã tăng thêm trong những tháng gần đây, khi Nga “dựa vào việc phóng số lượng lớn bom lượn”.

Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ Ukraine kiểm tra phần còn lại của chiếc Sukhoi Su-34 của Nga ở Chernihiv (Ukraine) hôm 6/4/2022. Ảnh: Reuters

Các nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế thông tin trong tháng này rằng, máy bay Nga có vẻ mang theo bom lượn nhiều hơn, gần như chắc chắc để “tạo khoảng cách xa hơn nhằm tránh tổn thất thêm”.

Sự thay đổi này có thể giải thích lý do Ukraine dường như có thể bắn hạ nhiều máy bay phản lực hơn, theo chuyên gia Bronk. Dù vậy, ông nhấn mạnh rằng không phải tất cả các vụ bắn hạ máy bay gần đây đều được xác nhận.

“Để những quả bom lượn có thể di chuyển đủ xa từ một khoảng cách xa đồi hỏi phải “bay từ độ cao và tốc độ cực kỳ cao”, ông Bronk nói. Điều này có nghĩa là máy bay phản lực Nga phải bay cao hơn, nhờ đó Ukraine có thêm thời gian để phát hiện và nhắm mục tiêu vào chúng.

“Sẽ có nhiều thời gian hơn để hoàn thành việc đánh chặn khi máy bay Nga hoạt động ở tầm cao hơn”, chuyên gia Bronk cho biết. Đồng thời, ông nói rằng chiến thuật của Nga có nghĩa là sử dụng máy bay thường xuyên hơn nên có nhiều mục tiêu để Ukraine truy đuổi hơn.

Ông Mattias Eken - chuyên gia về phòng thủ tên lửa tại Tập đoàn RAND cũng đưa ra đánh giá tương tự. Cụ thể, vị chuyên gia nêu ý kiến: “Việc Ukraine bắn rơi một số máy bay Nga gần đây có thể là do Nga tăng cường sử dụng bom lượn”.

Theo chuyên gia Eken, việc phóng bom lượn vào các mục tiêu ở xa từ độ cao lớn hơn sẽ khiến máy bay Nga dễ bị các hệ thống phòng không tầm xa của Ukraine tấn công.

Thế nhưng, theo nhận định trên Business Insider, thành công gần đây trong việc bắn hạ các máy bay Nga khó có thể thay đổi cục diện cuộc xung đột. Bom lượn của Nga đang gây thiệt hại lớn cho Ukraine và việc Moscow xuất kích thêm máy bay chiến đấu đồng nghĩ với việc tổn thất càng nhiều hơn.

Chuyên gia Eken cho rằng, những suy đoán về việc Nga sẽ nhanh chóng sử dụng hết kho bom lượn của nước này dường như vô căn cứ. Bom lượn được coi là loại vũ khí khó đánh chặn và có giá thành sản xuất rẻ.

“Có vẻ như Nga sẽ không sớm hết bom lượn, dù nước này có thể gặp khso khăn trong việc bổ sung một số loại bom lượn”, chuyên gia Eken chia sẻ.

Chưa kể, khả năng của Ukraine trong việc tiếp tục bắn hạ máy bay Nga cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Lực lượng phòng không của Ukraine đã ngăn cản các máy bay phản lực Nga bay thường xuyên vào không phận Ukraine. Theo mô tả của các chuyên gia, đây là một thành tựu cực kỳ ấn tượng có thể khiến Nga không thể nhanh chóng giành chiến thắng trong cuộc xung đột.

Thế nhưng, kho tên lửa của Ukraine đang cạn kiệt. Nếu số lượng tên lửa giảm xuống còn quá ít, lực lượng không quân Nga có thể hoạt động tự do hơn, gây ra thiệt hại nghiêm trọng.

Đinh Kim (Theo Business Insider)

Tin nổi bật