Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Căng thẳng Nga - Ukraine ngày 28/12: Xung đột khiến Kiev tiêu tốn bao nhiêu tiền mỗi ngày?

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Ukraine Serhiy Marchenko, năm 2023 ghi nhận ổn định tài chính hơn năm 2022 khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt.

Báo Tin Tức dẫn thông tin từ DW cho biết ngày 27/12, trả lời phỏng vấn tờ Forbes, Bộ trưởng Bộ Tài chính Ukraine Serhiy Marchenko nói rằng, Kiev đã nhận được hơn 38 tỷ euro (tương đương 42 tỷ USD) viện trợ quốc tế trong năm 2023.

“Số tiền viện trợ này đã cho phép chúng tôi cấp tiền cho các chi tiêu cần thiết”, Bộ trưởng Serhiy Marchenko cho hay.

Được biết, phần lớn viện trợ nhằm mục đích giúp đỡ Ukraine về mặt quân sự trong cuộc xung đột với Nga. Tuy nhiên, một phần tiền cũng được sử dụng để tài trợ cho người tị nạn trong nước, lương hưu và tiền lương cho nhân viên chính phủ. 

Bộ trưởng Bộ Tài chính Ukraine chia sẻ thêm, năm 2023 ghi nhận ổn định tài chính hơn năm 2022 khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt. Cũng theo ông Serhiy Marchenko, mỗi ngày xung đột tiêu tốn 120 triệu euro (khoảng 133,4 triệu USD).

“Tôi quan tâm nhiều đến năm 2025 hơn là về năm 2024”, Bộ trưởng Serhiy Marchenko bày tỏ.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Ukraine Serhiy Marchenko. Ảnh: Nền tảng X (trước đây là Twitrer)

Ukraine phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài trợ từ Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc xung đột với Nga. Ngày 27/12, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố gói viện trợ vũ khí cuối cùng dành cho Ukraine trong khuôn khổ Đạo luật Ủy quyền quốc phòng (NDAA) hiện hành.

VTC News dẫn thông tin trên TASS cho hay, theo Bộ Ngoại giao Mỹ, lô viện trợ cuối cùng cho Ukraine trong năm nay có giá trị 250 triệu USD, bao gồm đạn và các thiết bị cho hệ thống phòng không, rocket cho pháo phản lực HIMARS, đạn pháo 155 và 105 mm, đạn chống tăng và hơn 15 triệu viên đạn súng bộ binh.

Gói viện trợ cuối cùng được công bố khi Quốc hội Mỹ đang gặp khó khăn trong việc phê duyệt nguồn hỗ trợ mới cho Ukraine. Dự luật nhằm cung cấp viện trợ 60 tỷ USD cho Kiev của Nhà Trắng đã bị Thượng viện Mỹ chặn. Đảng Cộng hòa yêu cầu chính quyền kiểm soát nhập cư chặt chẽ hơn ở biên giới phía Nam Mỹ để đổi lấy việc phê duyệt hỗ trợ Ukraine.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 27/12 nói: “Mỹ công bố gói viện trợ vũ khí và thiết bị cuối cùng trong năm cho Ukraine. Điều cần thiết giờ đây là Quốc hội Mỹ phải hành động nhanh chóng, càng sớm càng tốt để thúc đẩy lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ bằng cách giúp Ukraine tự vệ và đảm bảo tương lai".

Mỹ là bên viện trợ quân sự nhiều nhất cho Ukraine với cam kết trị giá hơn 43,7 tỷ USD. Ngày 12/12, Tổng thống Biden tuyên bố Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ Kiev, ngay cả khi các nghị sĩ đảng Cộng hòa phản đối cung cấp viện trợ bổ sung cho Ukraine.

Được biết, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đến Mỹ để kêu gọi nguồn viện trợ kinh tế và quân sự cho Ukraine. Điều này diễn ra trong bối cảnh cuộc phản công kéo dài 6 tháng không mang lại kết quả đáng kể.

XEM THÊM: Soi sức mạnh xuồng không người lái mà Ukraine tuyên bố “nhanh nhất ở Biển Đen”

Theo Bộ Quốc phòng Nga, quân đội Ukraine đã mất hơn 125.000 quân nhân và 6.000 thiết bị hạng nặng kể từ đầu tháng 6/2023. Moscow cũng nhiều lần cảnh báo việc tiếp tục cung cấp viện trợ và vũ khí của phương Tây cho Kiev sẽ chỉ kéo dài cuộc xung đột, không thay đổi được kết quả cuối cùng.

Nhiều nhà quan sát lo ngại Mỹ có thể thay đổi lập trường đối với Ukraine nếu thành viên đảng Dân chủ không còn giữ vị trí “ông chủ Nhà Trắng” sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024. EU cũng chuẩn bị tổ chức bầu cử nghị viện vào năm tới.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật