Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Các tác nhân gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ? Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp

(DS&PL) -

Bài viết đưới đây sẽ cung cấp các kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em để phụ huynh có thể tham khảo và thực hiện.

$Title <% include MetaTags %>

Các tác nhân gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ? Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp

Linh Chi

Bài viết đưới đây sẽ cung cấp các kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em để phụ huynh có thể tham khảo và thực hiện.

Các tác nhân gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ

- Tiêu chảy cấp do virus

Virus thường gặp là Rotavirus, Adenovirus, Enterovirus, sởi Norwalkvirus, trong đó Rotavirus là nguyên nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe dọa tính mạng trẻ em dưới 2 tuổi. Theo thống kê, cứ 2 trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy thì có 1 trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus. Rotavirus có 4 type huyết thanh. Nếu trẻ bị nhiễm một loại trong 4 loại thì vẫn có khả năng nhiễm các loại còn lại.

Tiêu chảy cấp do virus thường diễn biến điển hình với các biểu hiện trẻ bị nôn. Giai đoạn này trẻ sẽ rất mệt, mặt tái xanh, lả người sau mỗi lần nôn. Tiếp theo xuất hiện đi phân nước, không có máu, khi tiêu chảy xuất hiện thì nôn cũng giảm hoặc hết. Trẻ đi tiêu chảy nhiều trong 3 - 4 ngày đầu tiên, có khi đến chục lần/ngày. Sau đó giảm dần về số lượng nước trong phân, số lần đi và thường tự khỏi sau một tuần.

Trong suốt thời gian bị bệnh, nhìn chung tổng trạng của trẻ khá tốt, trẻ vẫn tỉnh táo chơi được, với điều kiện bù nước đầy đủ. Các triệu chứng khác: Sốt nhẹ hoặc sốt cao, có thể có biểu hiện viêm đường hô hấp trên.

- Tiêu chảy cấp do vi khuẩn

Tiêu chảy cấp do vi khuẩn là tình trạng đi đại tiện phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần/24 giờ, có thể dẫn đến tình trạng mất nước nặng và nhiễm trùng toàn thân. Các loại vi khuẩn thường gặp gây ra tiêu chảy gồm có: Escheriachia Coli (Ecoli), trực khuẩn lỵ Shigella, Campylobacter Jejuni, Salmonella Enterocolitica, trong đó vi khuẩn Ecoli đường ruột gây 25% tiêu chảy cấp, có nhiều type gây bệnh: Trực trùng gram âm Shigella, Samonella, vi khuẩn tả, tụ cầu trùng gây tiêu chảy do độc tố.

Tiêu chảy cấp do vi khuẩn là tình trạng đi đại tiện phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần/24 giờ, có thể dẫn đến tình trạng mất nước nặng và nhiễm trùng toàn thân. Các loại vi khuẩn thường gặp gây ra tiêu chảy gồm có: Escheriachia Coli (Ecoli), trực khuẩn lỵ Shigella, Campylobacter Jejuni, Salmonella Enterocolitica, trong đó vi khuẩn Ecoli đường ruột gây 25% tiêu chảy cấp, có nhiều type gây bệnh: Trực trùng gram âm Shigella, Samonella, vi khuẩn tả, tụ cầu trùng gây tiêu chảy do độc tố.

- Tiêu chảy cấp do ký sinh trùng

Trong số các ký sinh trùng gây tiêu chảy có 2 loại thường gặp nhất là Entamoeba Histolytica, Giardia Lamblia.

Nhiễm Entamoeba Histolytica: Bệnh còn được gọi là lỵ amíp, thường biểu hiện triệu chứng đại tiện nhiều lần trong ngày, phân có máu, sụt cân, suy nhược, đau bụng.

Các thể lâm sàng của bệnh do Giardia Lamblia là tiêu chảy cấp tính, tiêu chảy mạn tính và hội chứng giảm hấp thu. Cả hai thể bệnh cấp và mạn tính, tiêu chảy thường diễn ra từ nhẹ tới nặng. Người bệnh có thể có các triệu chứng: Phân nát và nhiều, đi tiêu một lần/ngày; hoặc số lần đi ngoài nhiều hơn. Phân lỏng hơn, có thể chứa nhầy, nhưng thường không có máu và mủ. Phân thường có bọt, nặng mùi và nhờn. Người lớn thường sụt cân và mệt mỏi. Trẻ em thì chậm lớn và chậm phát triển; có khi thấy chán ăn, buồn nôn và nôn, cảm giác khó chịu và đau vùng thượng vị, ợ, đầy hơi và trướng bụng; ít gặp sốt nhẹ, đau đầu, nổi mụn sẩn, đau khớp và đau cơ…

- Một số nguyên nhân khác gây tiêu chảy

Sai lầm trong chế độ ăn: Chế biến thực phẩm không đúng cách, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn phải thức ăn ôi thiu.

Dị ứng thức ăn: Một số trẻ có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng với đồ ăn lạ, nhất là đồ biển, đồ tanh…

Sai lầm trong chế độ ăn: Chế biến thực phẩm không đúng cách, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn phải thức ăn ôi thiu.

Sử dụng kháng sinh: Việc sử dụng kháng sinh kéo dài hoặc không theo chỉ định của bác sỹ, dẫn tới tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ, gây tiêu chảy, theo BS Nguyễn Thị Nhung chia sẻ với Sức khỏe & Đời sống.

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà

- Cho trẻ uống nhiều nước hơn thường ngày để ngừa mất nước do tiêu chảy.

Trẻ bị tiêu chảy cần nhiều dịch hơn bình thường để bù lại lượng dịch đã mất qua phân và chất nôn ói. Cho trẻ uống nhiều tùy theo khả năng của trẻ, cần phải uống chậm, từng muỗng. Sữa mẹ rất tốt, vì thế nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn và mỗi bữa cho bé bú lâu hơn.

Bên cạnh đó, phụ huynh có thể cho trẻ uống thêm các loại nước sau: nước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây như cam vắt (không thêm hoặc thêm rất ít đường), nước dừa tươi. Cần tránh các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt vì chúng làm cho bệnh xấu hơn.

Để ngừa mất nước, cho trẻ uống dung dịch oresol sau mỗi lần trẻ tiêu lỏng. Oresol là một dung dịch điện giải, không có tác dụng cầm tiêu chảy nhưng rất hiệu quả trong việc bù lại số lượng nước và các chất điện giải bị mất qua phân. Cách pha dung dịch Oresol: một gói pha với 1 lít nước chín, lượng uống tùy theo lứa tuổi.

- Cho trẻ ăn và bú nhiều bữa hơn thường ngày để có sức, mau lành bệnh

Chế độ ăn thích hợp cho trẻ bị tiêu chảy cấp là đủ dưỡng chất và cân đối giữa sữa và thức ăn đặc, phù hợp với lứa tuổi. Khi trẻ bị tiêu chảy thì chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn đặc và sữa đều bị tổn thương, nên nếu cho bé ăn lệch nhiều một loại thức ăn cũng sẽ làm quá tải phần ruột này.

Một số trẻ bị tiêu chảy nhiều hơn rõ rệt sau khi dùng sữa, phân thường tóe nước, có mùi chua và gây hăm đỏ da vùng hậu môn. Khi đó trẻ nên giảm sữa (ăn đặc nhiều hơn để bù lại năng lượng) hoặc dùng sữa có ít hoặc không có đường lactose.

Cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày. Thức ăn cần nấu nhừ. Không kiêng ăn, kiêng sữa. Không cần pha loãng sữa. Tuyệt đối không bắt trẻ nhịn ăn để ruột nghỉ ngơi. Thực tế dù trẻ bị tiêu chảy nhưng vẫn còn khả năng hấp thu hơn 70% chất dinh dưỡng.

- Cho trẻ tái khám đúng lúc để được theo dõi và xử lý kịp thời khi bệnh diễn tiến nặng hơn.

Tiêu chảy thường giảm sau 5 - 12 ngày, trẻ bắt đầu chơi và đòi ăn trở lại và lúc này cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa trong ít nhất 2 tuần để phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, một số ít trường hợp trẻ bị tiêu chảy có diễn biến phức tạp. Trong thời gian chăm sóc tại nhà cần theo dõi và phát hiện những diễn biến không thuận lợi và nhanh chóng đưa trẻ đi khám lại ngay để xử trí kịp thời.

- Cho trẻ uống viêm kẽm lúc đói (20mg kẽm nguyên tố/ngày trong vòng 10 - 14 ngày) để sớm phục hồi sức khỏe.

Có nên cho trẻ sử dụng thuốc chống nôn, cầm tiêu chảy?

Theo BS Trần Đồng - Bệnh viện Sản nhi Vĩnh Phúc chia sẻ với Sức khỏe & Đời sống, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc, tuy nhiên chỉ có thuốc ondansetron được các hiệp hội tiêu hóa khuyến cáo sử dụng. Một thuốc rất quen thuộc được bán rộng rãi là domperidon hiện tại nhiều nước pháp triển trên thế giới đã đình chỉ sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi vì tác dụng phụ lên tim mạch nghiêm trọng, thậm chí đột tử do tim.

Nhiều bậc cha mẹ quá nôn nóng muốn con dừng tiêu chảy ngay nên thường cho con uống thuốc cầm tiêu chảy loperamid. Đây là một sai lầm tai hại. Thuốc làm giảm mạnh nhu động ruột, ứ trệ phân chứa nhiều vi trùng không được tống xuất ra ngoài, tăng nguy cơ nhiễm trùng nhiễm độc. Trẻ uống thuốc này dễ bị nôn hoặc chướng bụng do đình trệ nhu động ruột.

Nội dung: Linh Chi

Thiết kế: Quốc Việt

DOISONGPHAPLUAT.COM |

<% include googleAnalystic %>

Tin nổi bật