Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ Y tế: Hạn chế cho trẻ chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 ra đường

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Trẻ em dưới 18 tuổi hiện vẫn chưa được tiêm vaccine ngừa COVID-19, vì thế bố mẹ và người chăm sóc tránh cho trẻ ra đường nếu không thực sự cần thiết.

Liên quan tới việc đi lại của trẻ em khi một số thành phố mở cửa trở lại, Tri Thức Trực Tuyến dẫn thông tin từ đại diện bộ Y tế cho biết, trong trường hợp bắt buộc phải ra đường, trẻ dưới 18 tuổi cần tuân thủ nguyên tắc 5K.

Về chủ trương tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ, bộ Y tế đã triển khai xây dựng hướng dẫn liên quan việc tiêm chủng cho trẻ từ 5 – 17 tuổi.

Theo một đại diện của tổ xây dựng hướng dẫn, các quy định dựa trên cơ sở tham khảo quy trình triển khai tiêm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có sự tổng hợp kinh nghiệm của nước ngoài. Quy trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em vẫn bao gồm việc khám sàng lọc.

Bố mẹ và người lớn nên hạn chế cho trẻ ra đường. Ảnh minh họa: Tri Thức Trực Tuyến

Trước đó, vào ngày 13/9, Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết thời gian tới, khi số lượng lớn vaccine ngừa COVID-19 về, bộ Y tế sẽ có hướng dẫn đối với các địa phương trong việc triển khai thực hiện tiêm vaccine cho trẻ từ 12 – 18 tuổi.

Lao Động dẫn lời ông Nguyễn Thanh Long cho biết, vào năm 2022, bộ Y tế sẽ đặt mua vaccine để tiêm cho trẻ từ 5 tuổi trở lên. Trong thời gian qua, bộ Y tế đã tích cực làm việc với các công ty cung ứng, nhà sản xuất để đặt hàng mua vaccine cho năm 2022.

"Chúng tôi dự kiến mua vaccine cho trẻ từ 5 tuổi trở lên để đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch đối với toàn dân trên nguyên tắc vaccine về nhiều nhất, nhanh nhất", Bộ trưởng bộ Y tế cho hay.

Thời gian qua, đặc biệt là trong đợt dịch COVID-19 thứ 4, nhiều trẻ em trở thành F0, F1, phải điều trị COVID-19 hoặc cách ly y tế. Tỷ lệ trẻ mắc COVID-19 trong đợt dịch thứ 4 khá cao so với các đợt dịch trước. Số liệu tổng hợp của bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho thấy, tính đến ngày 1/9, cả nước có gần 40.000 trẻ em là F0 và F1, trong đó có hơn 11.800 trẻ em là F0.

Tại hội nghị hội trực tuyến đánh giá và triển khai một số giải pháp bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em trong đại dịch COVID-19 mới được bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tổ chức, chuyên gia của WHO ở Việt Nam cho biết các thử nghiệm vaccine cho trẻ em đang tiếp tục được triển khai.

WHO sẽ cập nhật khuyến nghị khi có những bằng chứng hoặc tình hình dịch tễ học cần thiết, phù hợp để thay đổi chính sách. Phần lớn trẻ em có nguy cơ mắc bệnh nặng thấp. Việc tiêm chủng cho trẻ em nhằm mục đích giảm sự lây truyền.

Theo khuyến nghị của WHO, mọi người có thể giảm sự lây nhiễm bệnh thông qua các biện pháp y tế công cộng như giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với người khác, không tập trung đông người, đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên…

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật