Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Biển báo khu dân cư và những lưu ý để không bị phạt

  • Thủy Tiên
(DS&PL) -

Khu dân cư là nơi tập trung đông người và phương tiện tham gia giao thông. Do đó, việc nắm vững quy định về biển báo khu dân cư là vô cùng quan trọng.

Biển báo khu dân cư nhận diện thế nào?

Biển báo khu dân cư có tên gọi đầy đủ là biển báo “Bắt đầu khu đông dân cư”, được ký hiệu là R.420. Biển báo này thuộc nhóm biển hiệu lệnh, chỉ dẫn các hiệu lệnh mà người tham gia giao thông phải chấp hành.

Biển báo khu dân cư có nền màu xanh, hình vẽ bên trong màu trắng như hình bên dưới:

Biển báo khu dân cư có nền màu xanh, hình vẽ bên trong màu trắng.

Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo khu dân cư được dùng để báo hiệu bắt đầu đoạn đường vào phạm vi khu đông dân cư. Biển có tác dụng báo cho người tham gia giao thông biết phạm vi phải tuân theo những quy định đi đường được áp dụng ở khu đông dân cư.

Đoạn đường qua khu vực đông dân cư sẽ được bắt đầu bằng biển số R.420 “Bắt đầu khu đông dân cư” và kết thúc bằng biển số R.421 “Hết khu đông dân cư”. Đối với đoạn đường nằm trong khu đông dân cư, biển “Bắt đầu khu đông dân cư” có hiệu lực đối với tất cả các tuyến đường nằm trong khu đông dân cư đô thị cho đến vị trí đặt biển báo “Hết khu đông dân cư”.

Trong phạm vi có hiệu lực của biển số R.420, nếu bắt gặp biển báo tốc độ tối đa cho phép (biển số P.127) thì tài xế buộc phải chấp hành tốc độ theo chỉ dẫn của biển này.

Tốc độ tối đa trong khu vực đông dân cư

Theo Thông tư 31/2019 có hiệu lực từ ngày 15/10/2019, trên đường bộ trong khu vực đông dân cư (ngoại trừ đường cao tốc), các loại xe cơ giới chạy trên đường đôi có dải phân cách giữa, đường một chiều có 2 làn xe cơ giới trở lên được chạy với tốc độ tối đa là 60km/h.

Ngoài ra, các phương tiện tham gia giao thông còn được chạy tối đa 50km/h tại đường 2 chiều không có dải phân cách giữa, đường một chiều có một làn xe cơ giới.

Riêng xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự: tối đa 40 km/h.

Mức xử phạt khi chạy quá tốc độ trong khu đông dân cư

Cụ thể mức phạt với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm chạy quá tốc độ được quy định tại Nghị định 100 như sau:

Chạy quá tốc độ từ 0 - 5km/h, không bị xử phạt;

Chạy quá tốc độ từ 5 - 10km/h, bị xử phạt từ 800.000 - 1.000.000 đồng (khoản 3 Điều 5);

Chạy quá tốc độ từ 10 - 20km/h, bị xử phạt từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng (khoản 5 Điều 5);

Chạy quá tốc độ từ 20 - 35km/h, bị xử phạt từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng (khoản 6 Điều 5) và tước GPLX từ 2 - 4 tháng.

Chạy quá tốc độ quy định trên 35km/h, bị xử phạt từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng (khoản 7 Điều 5) và tước GPLX từ 2 - 4 tháng.

Tin nổi bật