Với những kỷ lục đáng kinh ngạc từ cả chính trị đến cung điện, từ việc quản lý triều đình cho đến các công việc gia đình, không ai là không biết đến Hoàng đế Càn Long - vị vua vĩ đại trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Vậy Hoàng đế Càn Long là ai?
Hoàng đế Càn Long, tên thật là Ái Tân Giác La Hoằng Lịch, chào đời vào ngày 13/8 (tức 25/9 theo lịch dương) năm 1711. Cha ông là Ung Chính, lúc đó là Ung Thân vương. Mẹ của ông là Nữu Hộ Lộc thị - người thê thiếp của Ung Thân vương.
Về sinh mẫu của Càn Long, có rất nhiều lời đồn đoán được thêu dệt trong các bộ tiểu thuyết và các bộ phim truyền hình. Được lan truyền nhiều nhất là câu chuyện Càn Long đế là con cháu của dòng họ Trần – quan chức đã về hưu ở thời Khang Hy đế, bị đánh tráo với 1 vị cách cách được sinh ra trong phủ Ung Thân vương.
Được biết, thời kỳ trị vì của Càn Long là thời cực thịnh về kinh tế cũng như quân sự của Đại Thanh. Vào thời này, lãnh thổ nhà Thanh kéo dài đến Châu thổ sông Y Lê và Tân Cương, lãnh thổ Trung Quốc mở rộng đến tối đa, khoảng hơn 13.000.000 km² (so với 9.600.000 km² hiện nay).
Hoàng đế Càn Long.
Bên cạnh đó, Càn Long cũng được coi là hoàng đế sống lâu nhất triều đại nhà Thanh. Theo đó, Càn Long tại vị đến 60 năm, sử sách ghi lại gần như trọn cuộc đời của ông nhưng lạ thay lại không có ghi chép nào về chiều cao của vị Hoàng đế danh tiếng này. Bên cạnh đó, sự thiếu sót này cũng có thể xuất phát từ tình hình thời bấy giờ và các sự kiện lịch sử khiến sử sách bị thiêu rụi.
Trong Bảo tàng Cố cung tại Bắc Kinh, Trung Quốc, được lưu giữ bộ long bào mà Càn Long từng mặc. Chuyên gia đã sử dụng số đo của bộ long bào này để suy ra chiều cao của Hoàng đế. Điều này đã hé lộ rằng Càn Long không cao lớn như trong các phim ảnh.
Theo đó, bộ long bào này có màu sắc hoàng kim đặc trưng của nhà Nguyên, được thêu và may rất tinh tế. Từ màu sắc và chất liệu, có thể chắc chắn đây là trang phục trang trọng mà Hoàng đế thường mặc trong các sự kiện quan trọng.
Theo quy định về trang phục của hoàng thất nhà Thanh, lễ phục phải vừa vặn với thân hình. Chiều dài của long bào này đạt 143cm, một dữ liệu quan trọng để suy đoán chiều cao của Càn Long. Dựa vào đó, có thể kết luận Càn Long có chiều cao khoảng 1m65.
Bên cạnh đó, người Anh cũng từng ghi lại thông tin về chiều cao của Hoàng đế Càn Long. Khi sứ đoàn Anh Macartney đến thăm Trung Quốc vào năm 1793, họ đã ghi lại: "Càn Long cao khoảng 5 feet 2 inch", tức là khoảng 1m57.
Tuy nhiên, tại thời điểm đó, Càn Long đã 82 tuổi, có thể hiểu rằng chiều cao của ông đã giảm đi một chút. Tuy điều này có thể chứng minh rằng chiều cao của ông được dựa trên long bào trong Bảo tàng Cố cung là khá chính xác.
Chiếc long bào Càn Long mặc đạt 143cm.
Chiều cao trung bình của nam giới thời nhà Thanh cũng được ghi chép trong sách vở. Nếu giả sử chiều cao của Càn Long là 1m65, thì đây là một con số khá thường thường ở thời kỳ đó. Mức cao này hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn thời nhà Thanh.
Nếu so sánh với các triều đại khác, chiều cao trung bình của nam giới thời Thanh triều thấp hơn, điều này có liên quan đến môi trường sống và điều kiện thời kỳ đó. Đặc biệt, so với nhà Minh, chiều cao trung bình còn thấp hơn.
Càn Long cũng là một người có lòng kiêu hãnh và tự tin. Ông thường tự xưng là "Thập toàn lão nhân", thể hiện sự tự đánh giá cao về bản thân. Tuy vậy, với chiều cao "khiêm tốn" của mình, Càn Long không thể tránh khỏi việc phải đứng bên cạnh những thị vệ cao lớn, điều này có thể khiến ông cảm thấy không thoải mái. Do đó, Càn Long đã đi giày tăng chiều cao. Trong số những văn vật mà Càn Long để lại, một đôi giày có gót cao khoảng 10cm. Như vậy, qua đây, có thể thấy, sự thật về "chiều cao khiêm tốn" của Càn Long là có cơ sở.
Trong số những văn vật mà Càn Long để lại, một đôi giày có gót cao khoảng 10cm.
Phương Linh (T/h)