Trong cuộc đời của vua Càn Long, có tới 3 hoàng hậu lần lượt được lập gồm Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu (Phú sát thị), Kế hoàng hậu (Ô Lạp Na Lạp Thị) và Hiếu Nghi Thuần Hoàng Hậu (Ngụy Giai thị).
Ngoài 3 vị trên, xung quanh hoàng đế Càn Long còn có rất nhiều phi tần, cung nữ khác. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một mỹ nhân khiến ông thương nhớ suốt đời, đó chính là Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu.
Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu trên phim ảnh. Ảnh minh họa
Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu hay Phú Sát Hoàng hậu, xuất thân từ Phú Sát thị, Mãn Châu Tương Hoàng kỳ - một trong Thượng tam kỳ, có địa vị xã hội rất cao.
Năm Phú Sát thị 16 tuổi, bà được Ung Chính Đế (cha của Càn Long) ban hôn, trở thành Đích phúc tấn của Bảo Thân Vương Hoằng Lịch (tức Càn Long thời bấy giờ).
Năm 1735, Ung Chính Đế băng hà, Càn Long nối ngôi và Phú Sát thị được phong làm Hoàng hậu. Bà được vua Càn Long cực kỳ sủng ái, khi nổi tiếng là người dịu dàng, thục đức, đoan trang, thi hành tiết kiệm hợp lý, được hậu thế tán dương.
Trong suốt khoảng thời gian 20 năm bên nhau, Phú Sát hoàng hậu và vua Càn Long được cho là luôn kề cận, không còn chỉ là mối quan hệ vợ chồng mà còn giống như những người bạn tâm giao. Từ khi là hoàng tử đến cho đến lúc trở thành vua của một quốc gia, hoàng hậu đã luôn cùng vua Càn Long vượt qua mọi khó khăn.
Thật đáng tiếc, vị hoàng hậu này lại không có "phúc dày" để được hưởng ân sủng lâu dài của Hoàng đế Đại Thanh. Bà sinh cho vua 2 vị hoàng tử nhưng cả hai đều yểu mệnh ngay từ lúc còn nhỏ.
Phú Sát hoàng hậu phúc mỏng nên các con đều qua đời sớm, đau lòng tới phát bệnh.
Vì thương xót, vua Càn Long đã quyết định cùng hoàng hậu đi thị sát về phía Đông. Trên đường về cung, Phú Sát Thị Hoàng Hậu không may đã đột ngột qua đời tại Đức Châu, Sơn Đông, hưởng dương 37 tuổi. Hoàng đế đã đích thân hộ tống linh cữu hoàng hậu trở về và tổ chức đại tang cho bà. Sau đó 11 ngày, ông đã trực tiếp phong bà thụy hiệu Phú Sát Thị Hoàng Hậu.
Lễ tang của Hoàng hậu Phú Sát là một trong những tang lễ được tổ chức long trọng nhất của các triều đại nhà Thanh. Vua Càn Long đã ra lệnh cho mọi người phải giữ nguyên tất cả đồ vật của Hoàng hậu trong Trường Xuân Cung cho đến khi ông thoái vị.
Cái chết của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu được cho là một đả kích đối với vua Càn Long. Trong thời gian dài, trạng thái tinh thần của vị hoàng đế luôn không ổn định. Ông thường cảm thấy rằng hoàng hậu vẫn như thể đang ở bên cạnh mình và thường đi đến những nơi mà vợ từng qua lại do quá thương nhớ bà.
Vua Càn Long còn làm tới hơn 100 bài thơ để tưởng nhớ Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, trong đó, bài thơ nổi tiếng nhất có tựa đề là "Thuật Bị Phú". Niềm tiếc thương, day dứt vô cùng chân thành này của hoàng đế đã được ghi vào sử sách và được truyền tụng mãi về sau.
Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu qua đời khiến Càn Long thương xót không nguôi.
Mộc Miên (T/h)