Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bi hài hậu vận sau thẩm mỹ: "Quý cô" 34 tuổi gặp họa sau phẫu thuật cắt mí trên, thu gọn "cô bé"

  • Thủy Tiên (T/h)
(DS&PL) -

"Quý cô" 34 tuổi sau cắt mí và thu gọn "cô bé" tại Hà Nội đã gặp biến chứng nghiêm trọng chảy máu không ngừng, sưng tím vùng kín, hoa mắt chóng mặt.

Rủi ro khi phẫu thuật thẩm mỹ không an toàn

Mới đây, thông tin trên báo Pháp luật TP.HCM, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, gần đây liên tục tiếp nhận, xử trí nhiều ca bệnh nguy kịch do điều trị, phẫu thuật tại cơ sở thẩm mỹ thiếu an toàn, kém chất lượng.

Cụ thể, một bệnh nhân nữ, 34 tuổi, đã trải qua phẫu thuật cắt mí trên và thu gọn môi nhỏ "cô bé" tại một cơ sở thẩm mỹ trên địa bàn Hà Nội. Sau thủ thuật, bệnh nhân xuất hiện tình trạng tụ máu và chảy máu ồ ạt, không kiểm soát tại vùng phẫu thuật môi nhỏ, đồng thời có các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt.

Khi nhập viện tại Bệnh viện Bạch Mai, vùng môi nhỏ "cô bé" của bệnh nhân ghi nhận tình trạng tím tái, sưng phồng rõ rệt, mất hoàn toàn ranh giới giải phẫu hai bên. Đặc biệt, tại mép vết mổ môi nhỏ bên trái vẫn còn điểm chảy máu rỉ rả, không có dấu hiệu dừng.

Ngay lập tức, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cấp cứu. Các bác sĩ tiến hành cắt chỉ vết mổ cũ, cẩn thận lấy hết các khối máu tụ, tỉ mỉ tìm kiếm các điểm đang chảy máu, thực hiện các biện pháp khâu cầm máu triệt để và cuối cùng là khâu phục hồi lại hình thể giải phẫu bình thường của môi nhỏ "cô bé".

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân bị biến chứng do phẫu thuật thẩm mỹ tại cơ sở không đảm bảo an toàn. Ảnh: PLO

Trường hợp khác là nữ bệnh nhân 29 tuổi, tiêm filler vùng mông hai bên tại một cơ sở chăm sóc da. Sau tiêm 6 giờ, bệnh nhân xuất hiện sưng nóng đỏ, đau vùng mông tại các vị trí tiêm. Sờ dưới các vị trí tiêm có nhiều khối cứng chắc, khối lớn nhất có kích thước 10x8cm.

Đặc biệt, có một ca phẫu thuật thẩm mỹ biến chứng nặng do làm mũi tại một cơ sở spa ở Ứng Hoà, Hà Nội. Trong quá trình làm mũi, bệnh nhân nữ 25 tuổi được tiêm 3ml thuốc tê Lidocain hydroclorid và 1ml Acid Hyaluronic.

Sau tiêm 15 phút, bệnh nhân đau đầu, buồn nôn, nôn ra thức ăn, cảm giác khó thở. Tại bệnh viện gần nhà, bệnh nhân được chẩn đoán phản vệ độ III sau tiêm filler, chưa loại trừ ngộ độc thuốc gây tê Lidocain.

Làm thế nào để phẫu thuật đẹp mà an toàn?

Để thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ an toàn, báo Dầu tư dẫn lời chuyên gia khuyến cáo, khách hàng nên tìm đến các phòng khám, trung tâm chuyên khoa thẩm mỹ được cấp phép, bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ, bệnh viện đa khoa có chuyên khoa thẩm mỹ - nơi có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại.

Những cơ sở này thường phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về an toàn. Những bệnh viện này thường có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và có khả năng xử lý các biến chứng nếu xảy ra.

Mọi người cũng nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ. bác sĩ có thể tư vấn về các phương pháp, rủi ro, và giúp xác định phương pháp nào là phù hợp nhất với nhu cầu và tình trạng sức khỏe của từng người.

Đồng thời, tìm hiểu về các thuốc, hoá chất, vật liệu cấy ghép khi đưa vào cơ thể có tác dụng chính là gì, tác dụng phụ không mong muốn, nguy cơ và biến chứng có thể xảy ra.

Khi có nhu cầu thẩm mỹ, chị em phụ nữ cần tìm hiểu kỹ, lựa chọn cơ sở uy tín, bác sĩ được đào tạo bài bản, đảm bảo chất lượng, được cấp phép... Ảnh minh họa

Trước hết bác sĩ phải được đào tạo chính quy có bằng cấp đại học, có chứng chỉ hành nghề, cần thêm học các chuyên khoa sâu (CKI, CKII, Thạc sỹ, Tiến sỹ), có kinh nghiệm và đủ thời gian thực hành 36 tháng (nếu làm tư nhân) làm trong bệnh viện cần có các bác sĩ hướng dẫn đảm bảo.

Thực hiện thành thục các kỹ năng chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ đạo đức y khoa, bảo vệ người bệnh, liên tục cập nhật kiến thức chuyên ngành chuyên sâu.

Những người không nên phẫu thuật thẩm mỹ là người mắc các bệnh mãn tính nan y như suy tim, suy thận, xơ gan; mắc các bệnh máu (bạch cầu tủy cấp - mãn), thiếu máu kéo dài, đái tháo đường khó kiểm soát, rối loạn đông máu (duy trì thuốc liên tục); mắc các bệnh hệ thống đang trong thời kỳ tiến triển. Chẳng hạn người bị lupus ban đỏ, xơ cứng bì... khi phẫu thuật sẽ bùng phát gây nặng nề trầm trọng các bệnh lý.

Những người không ổn định về tâm lý, rối loạn trầm cảm lo âu, tâm thần phân liệt hoặc phụ thuộc vào các chất kích thích kéo dài cũng chống chỉ định.

Tin nổi bật