Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bé trai 3 tuổi nôn ra dị vật, đến khi phẫu thuật bác sĩ càng bất ngờ bật ngửa

  • Thùy Dung( T/H)
(DS&PL) -

Bác sĩ tin rằng cậu bé có thể đã tiếp xúc với đất hoặc nước bị nhiễm trứng giun đũa.

Theo Người đưa tin, một bé trai 3 tuổi ở Indonesia đã được xác định mắc bệnh giun đũa sau khi nôn ra giun trong quá trình điều trị tại bệnh viện ở Jember, Indonesia.

Theo thông tin từ bài báo đăng trên tạp chí Journal of Medical Case Reports vào thứ Năm (10/4), trước đó một tuần, cậu bé đã có các triệu chứng tiêu chảy và sốt trước khi nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Soebandi.

Ban đầu, tại cơ sở y tế địa phương, cậu bé được chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, một ngày sau đó, tình trạng của cậu bé trở nên xấu hơn với các triệu chứng đau bụng và đầy hơi, khiến cha mẹ phải đưa cậu đến khoa cấp cứu của bệnh viện.

Vào ngày đầu tiên nhập viện, cậu bé bắt đầu nôn ra giun.

Ngay trong ngày đầu tiên nhập viện, cậu bé đã nôn ra giun, làm các bác sĩ nghi ngờ và tiến hành chẩn đoán bệnh giun đũa. Đây là một bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng, cụ thể là loài giun tròn Ascaris lumbricoides gây ra.

Kết quả chụp X-quang ổ bụng cho thấy sự tích tụ khí bất thường trong hệ tiêu hóa, điều này có thể là dấu hiệu của tình trạng tắc nghẽn ở ruột.

Sau ca phẫu thuật ổ bụng, các bác sĩ đã phát hiện ba vị trí tắc nghẽn ruột non, trải dài từ đoạn giữa đến cuối. Họ tiến hành thủ thuật đưa phần cuối ruột non ra ngoài và dùng tay loại bỏ các con giun tròn, thu được tổng cộng ba bát đầy ký sinh trùng.

Kết quả phân tích ký sinh trùng sau đó đã xác nhận đây là loài Ascaris lumbricoides.

Cậu bé đã được điều trị bằng truyền dịch tĩnh mạch, kháng sinh và thuốc diệt ký sinh trùng trước khi được xuất viện sau 7 ngày phẫu thuật.

Ba bát ký sinh trùng được lấy ra từ ruột bệnh nhi. 

Các thói quen dễ mắc giun đũa

Theo Sức khoẻ & Đời sống, giun đũa có tên khoa học là Ascaris lumbricoides. Giun đũa có kích thước khá lớn, một con giun cái trưởng thành có chiều dài từ 20 đến 25 cm, giun đực là từ 15 đến 17cm. Vị trí ký sinh của giun đũa là ở ruột non của người.

Giun đũa trưởng thành di chuyển bất thường trong cơ thể sẽ gây tổn thương cho các cơ quan mà chúng đi qua như: Viêm ruột thừa, viêm tụy cấp do giun chui vào ống Wirsung, chui vào ống mật chủ gây tắc mật, viêm túi mật, tạo sỏi mật, giun chui lên gan gây áp xe gan. Giun đũa còn gây tắc ruột, thủng ruột, viêm phúc mạc, tiết ra độc tố làm co giật, động kinh, viêm màng não…

Khi giun đũa cái đẻ trứng, nếu rơi vào trong đất, sau khoảng hai tuần, trứng giun sẽ phát triển thành ấu trùng giun. Nhiệt độ môi trường bình thường là vô cùng thuận lợi để ấu trùng giun tiếp tục vòng tuần hoàn. Trứng giun chỉ bị tiêu diệt với nhiệt độ từ trên 60 độ C.

Trẻ em thường dễ bị nhiễm giun hơn người lớn, trẻ ở nông thôn cũng có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn trẻ ở thành thị. Những thói quen dễ khiến trẻ mắc giụn đũa gồm: Chưa có ý thức vệ sinh cá nhân, hay đi chân trần, cho tay vào miệng, nuôi dưỡng trong môi trường nhà trẻ... khiến bệnh dễ lây truyền.

Ngoài ra, thói quen ăn rau sống do người trồng dùng phân tươi bón rau; không rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh… cũng khiến bạn dễ nhiễm giun đũa.

Các giai đoạn phát triển của giun đũa

Giai đoạn xâm nhập: Người vô tình nuốt trứng giun vào bụng do ăn rau sống, trái cây trồng trên nguồn đất chứa nguồn bệnh hoặc bàn tay dính trứng giun khi chơi đùa trên đất, ngoài vườn nhưng không rửa xà phòng khi ăn, uống…

Giai đoạn di cư: Trứng khi được nuốt vào sẽ nở ra ấu trùng ở ruột non. Theo đường máu và hệ bạch huyết, ấu trùng đi qua thành ruột di chuyển lên tim và phổi. Sau 10 – 14 ngày phát triển tại phổi, ấu trùng tiếp tục lẻn lên đường thở và tấn công cổ họng. Lúc này, người bệnh thấy khó chịu nên ho liên tục và nuốt trứng xuống lại ruột.

Giai đoạn trưởng thành: Ấu trùng trở lại ruột và phát triển thành giun đũa đực hoặc giun đũa cái. Giun cái có thể dài hơn 40cm, giun đực nhỏ hơn.

Giai đoạn sinh sản: Mỗi ngày, giun cái có thể đẻ 200.000 trứng. Trứng được thụ tinh từ giun đực và giun cái sẽ theo phân thải ra môi trường bên ngoài. Toàn bộ quá trình từ lúc con người nuốt phải trứng cho đến lúc trưởng thành có thể kéo dài từ 2-3 tháng. Giun đũa có thể sống trong cơ thể người từ 1-2 năm.

Biểu hiện bệnh giun đũa

Biểu hiện của nhiễm giun đũa không đặc trưng, dễ nhầm lẫn vào các bệnh lý khác.

Ở trẻ em, triệu chứng có thể là trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, suy dinh dưỡng, còi cọc, cân nặng chậm phát triển.

Nếu có quá nhiều giun trong ruột, trẻ sẽ có biểu hiện của tắc ruột. Cụ thể là trẻ bị đau bụng quặn từng cơn kèm chướng bụng, táo bón. Nếu giun từ ruột non đi qua ống mật sẽ gây tắc mật, viêm đường mật, sỏi đường mật, giun xuống ruột thừa gây viêm ruột thừa cấp.

Nếu giun đi lạc chỗ lên phổi, người bệnh có thể đến khám vì lý do khò khè, khó thở mạn tính hay biểu hiện cấp tính như đau ngực dữ dội, ho khan, sốt cao.

Một số trường hợp hiếm gặp là thấy được giun sống chui ra từ phân khi trẻ đi tiêu hay bắt gặp giun chui ra từ miệng, mũi khi trẻ ngủ hay ho, sặc.

Cách phòng nhiễm giun đũa

Để phòng nhiễm giun đũa cũng như các loại ký sinh trùng khác, cần nhớ:

Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ thường xuyên với nước sát trùng.

Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội.

Hạn chế ăn rau sống; nếu cần, nên rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần với nước rửa rau chuyên dụng.

Không đi chân trần; nếu làm vườn, dọn rác, cây cỏ, cần đi ủng, mang khẩu trang, găng tay. Không được dùng phân tươi để bón rau, bón cây.

Nhà vệ sinh, cống rãnh thoát nước, cần thường xuyên quét dọn, xử lý hóa chất diệt trùng thân thiện môi trường.

Cần có thói quen uống thuốc tẩy giun định kì mỗi sáu tháng cho cả gia đình. Thuốc có tác dụng không chỉ trên giun đũa và còn giúp diệt trừ các loại giun sán khác.

Tin nổi bật