Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Báo động tình trạng nhiều giáo viên mắc bệnh tâm thần

(DS&PL) -

Khi chúng tôi tới phòng của bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng T4, Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, một người đàn ông bước ra với dáng vẻ mệt mỏi.

Khi chúng tôi tới phòng của bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng T4, Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, một người đàn ông bước ra với dáng vẻ mệt mỏi.

Nhìn theo dáng người đàn ông dần khuất sau cánh cửa, bác sĩ Dũng chia sẻ: “Ông ấy cũng ở tuổi 70 rồi. Từng là quan chức Nhà nước và là đại gia bất động sản. Cuộc sống của ông ấy đã hoàn toàn thay đổi từ sau khi về nghỉ hưu. Lúc còn đương chức, nhiều người “cung phụng” lắm nhưng giờ thì… Nên ông sinh ra mất ngủ, lo lắng, sợ hãi. Sau khi được các bác sĩ ở đây tư vấn, điều trị thì cũng bình thường rồi”.

Ông Dũng cho hay, thời gian gần đây, Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai liên tục đón nhận bệnh nhân là những giảng viên, giáo viên từ nhiều địa phương trên địa bàn cả nước. Trong đó, số bệnh nhân thuộc địa bàn Hà Nội nhiều hơn, các bệnh nhân này đều có dấu hiệu của bệnh trầm cảm.

Một bệnh nhân điều trị tâm thần tại Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.

Theo bác sỹ Nguyễn Văn Dũng, hiện nay ông đang phải “căng đầu” vì liên tục gặp những trường hợp giáo viên nhập viện hầu hết trong tình trạng có biểu hiện của bệnh trầm cảm, có giáo viên nặng hơn đã dẫn đến tâm thần.

Mỗi lần nhắc tới những người đang gánh trên vai sự nghiệp “trồng người”, bác sĩ Dũng đều thở dài. L.Đ.V 27 tuổi, quê Lạng Sơn, giáo viên cấp 3. Do bị bố trí chuyên môn từ dạy Toán sang dạy thể dục, thầy V. lúng túng. Sau một thời gian không thích nghi được với năng lực của mình, trăn trở vì bị thuyên chuyển mà không được biết lý do, thầy V. mắc căn bệnh trầm cảm. Gia đình đưa đi bệnh viện khám thì phát hiện V đã bị nặng, mắc bệnh tâm thần

Cũng giống như trường hợp trên, giáo viên T.T.N (32 tuổi) là giáo viên một trường cao đẳng nằm trên địa bàn Hà Nội cũng bị nhà trường bố trí dạy sai chuyên môn nên có những biểu hiện tâm lý bất thường. Chị N. có chuyên môn về âm nhạc, nhưng bị lãnh đạo nhà trường bố trí dạy môn thể dục, khiến chị N.có biểu hiện “bất mãn”. Hàng ngày, N.không nói nhiều. Thêm vào đó là sự “quan tâm” của mọi người với hàng loạt câu hỏi vì sao chị lại chuyển từ âm nhạc sang dậy thể dục khiến tâm lý chị N. càng thêm rối loạn. Sau một thời gian thấy N. có những biểu hiện như thế, gia đình đưa đi khám và xin nằm lại để điều trị bệnh tại viện.

Những câu chuyện về các giáo viên phải nhập viện tâm thần điều trị dường như không còn… hiếm. Trường hợp hiệu trưởng một trường Trung học cơ sở trên Sơn La cũng khiến bác sĩ Dũng phải suy nghĩ rất nhiều. Là giáo viên dạy văn, chuyên môn của giáo viên này rất tốt nhưng khi được tín nhiệm làm hiệu trưởng thì người giáo viên ấy lại cảm thấy công việc vượt quá tầm kiểm soát của mình. Cộng với những giờ dạy thêm càng khiến áp lực công việc được nhân lên. Than phiền với bản thân, khóc lóc, sợ hãi cho rằng mình là người bất lực không làm, không giải quyết được việc gì. Đó là những biểu hiện tâm lý khiến thầy giáo này phải nhập viện tâm thần để điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng T4, Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai với bài giảng về những nguyên nhân dẫn tới tâm thần.

Trước khi đưa ra những “tư vấn” cho sự nghiệp “trồng người”, bác sĩ Dũng kể cho chúng tôi nghe câu chuyện của một thầy giáo ở Hưng Yên. Vượt lên hoàn cảnh gia đình, người thầy ấy đã có những thành tích đáng nể trong học tập cũng như những ngày đứng trên bục giảng. Nhưng cũng từ sau khi tốt nghiệp, vì muốn nhanh chóng trả nợ, người thầy ấy đi dạy thêm như con thiêu thân. Ngoài thời gian đứng lớp, nhiều hôm, thầy giáo ấy còn dạy 2 ca/ngày nên dẫn tới kiệt sức. Sinh ra mất ngủ, kinh tế sa sút, thầy càng lo nghĩ nhiều. Tâm lý bị kích động, thầy dễ dàng nổi nóng và chửi bất cứ ai xung quanh mình.

“Đầu tiên là phải có hoạt động hợp lý, ăn nghỉ có phương pháp, đừng ham công việc quá. Thứ hai, là điều phối về thời gian nghỉ ngơi tránh các sang chấn tâm lý. Ba là, khuyến cáo các thầy cô giáo cần hoạt động chân tay, lao động, tập thể dục thường xuyên. Khi có những hiện tượng rối loạn giấc ngủ hay tính tình thay đổi cần đi điều trị ngay”, đó là lời khuyên của bác sĩ Dũng để sự nghiệp “trồng người” của các thầy cô ngày càng “ươm” được nhiều “mầm xanh” cho đất nước.

Theo Trí thức trẻ

Mời độc giả xem thêm clip thầy trò đánh nhau trên bục giảng xảy ra vào ngày 19/2 vừa qua tại Bình Định khiến dư luận bức xúc: 


Tin nổi bật