Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bản tin 9/7/2021 : Nếu người dân không tuân thủ giãn cách, TP.HCM sẽ vỡ trận

(DS&PL) -

0h ngày 9/7, TP.HCM chính thức giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16. Thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc họp ngày 8/7 với TP.HCM đã nói "việc chống dịch ở thành phố là chưa từng có tiền lệ". Lãnh đạo thành phố khi đưa ra quyết định thì chia sẻ sự khó khăn và "phải trăn trở, cân nhắc rất nhiều".

Nếu người dân không tuân thủ giãn cách, TP.HCM sẽ vỡ trận.

0h ngày 9/7, TP.HCM chính thức giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16. Thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc họp ngày 8/7 với TP.HCM đã nói "việc chống dịch ở thành phố là chưa từng có tiền lệ". Lãnh đạo thành phố khi đưa ra quyết định thì chia sẻ sự khó khăn và "phải trăn trở, cân nhắc rất nhiều".

Song chính sách có hiệu quả hay không, lại phụ thuộc không nhỏ vào ý thức chấp hành của mỗi người dân.

Dẫn thực tế hơn một tháng qua, TP.HCM đã giãn cách theo Chỉ thị 15, một số nơi áp dụng Chỉ thị 16, nhưng người dân chưa thực hiện nghiêm, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho rằng đó là một phần nguyên nhân khiến dịch ở TP.HCM kéo dài, ngày càng phức tạp.

Nếu người dân không tuân thủ giãn cách, TP.HCM sẽ vỡ trận.

Khi làm việc với một số quận, huyện của TP.HCM trước khi chuẩn bị giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhắc lại hiện tượng tập trung đông người ở điểm tiêm vaccine và lấy mẫu xét nghiệm. Theo ông, nếu không tuân thủ đầy đủ quy định giãn cách, vẫn để tập trung đông người thì nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Nêu nguyên tắc “người cách ly với người”, các gia đình phải “cửa đóng then cài”, PGS.TS Trần Đắc Phu góp ý TP.HCM cần giải pháp quyết liệt hơn để người dân thực hiện nghiêm quy định giãn cách.Dưới góc độ chuyên môn, ông phân tích mục tiêu của giãn cách xã hội là cắt đứt chuỗi lây nhiễm thông qua việc hạn chế tiếp xúc giữa người với người. Vì vậy, nếu giãn cách hiệu quả, các chuỗi lây nhiễm sớm được cắt đứt, sự lây lan của dịch giảm dần.

Hơn 400.000 liều vaccine Covid-19 từ Nhật về sân bay Tân Sơn Nhất.

Sáng 9/7, hơn 400.000 liều vaccine Covid-19 AstraZeneca do Nhật Bản hỗ trợ đã về tới sân bay Tân Sơn Nhất.

Đây là số vaccine mà Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu hôm 25/6 thông báo nước này tiếp tục viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam khoảng một triệu liều vaccine Covid-19 AstraZeneca. Số vaccine này được chuyển đến Việt Nam 2 đợt, khoảng một nửa đã về Tân Sơn Nhất hôm 2/7.

Sáng 9/7, hơn 400.000 liều vaccine Covid-19 AstraZeneca do Nhật Bản hỗ trợ đã về tới sân bay Tân Sơn Nhất.

Sáng nay, đại diện Đại sứ quán Nhật Bản ở Việt Nam cho biết số vaccine này về đến TP HCM sẽ do Chính phủ và ngành y tế Việt Nam phân bổ.

Hôm 16/6, Việt Nam đã tiếp nhận đợt đầu tiên gần một triệu liều vaccine Covid-19 AstraZeneca do Nhật Bản viện trợ.

Như vậy, tổng cộng đến nay Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam gần 2 triệu liều vaccine AstraZeneca.

Người chết vì Covid-19 tăng kỷ lục, Indonesia như "vùng chiến sự".

Indonesia có số ca nhiễm mới và tử vong vì Covid-19 cao kỷ lục trong tuần qua. Nhiều bệnh viện ở Java và các khu vực khác ở Indonesia rơi vào tình trạng quá tải bệnh nhân và cạn kiệt ôxy.

Ngày 8/7, Indonesia ghi nhận mức tăng kỷ lục 38.391 ca Covid-19 mới, gần với mốc 40.000-50.000 ca mà chính phủ nước này mô tả là "kịch bản tồi tệ nhất". Cùng ngày, số ca tử vong tại Indonesia cũng tăng thêm 852 trường hợp.

Indonesia có số ca nhiễm mới và tử vong vì Covid-19 cao kỷ lục trong tuần qua

Ngày 7/7, Indonesia ghi nhận 1.040 ca tử vong vì Covid-19, cao gấp đôi so với 6 ngày trước đó. Đây cũng là lần đầu tiên Indonesia vượt mốc 1.000 ca tử vong/ngày kể từ khi dịch bùng phát tại nước này vào năm ngoái.

Tin nổi bật