Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bản tin 7/7/21 : Đi xét nghiệm lấy giấy thông hành, nhiều người TP.HCM phát hiện dương tính nCoV

(DS&PL) -

Hàng trăm người xếp hàng dài trước các cơ sở y tế, chợ đầu mối chờ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, kiếm tấm giấy thông hành. Việc tập trung đông tại nơi xét nghiệm khiến nguy cơ lây nhiễm cao.

Đi xét nghiệm lấy giấy thông hành, nhiều người TP.HCM phát hiện dương tính nCoV.

Hàng trăm người xếp hàng dài trước các cơ sở y tế, chợ đầu mối chờ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, kiếm tấm giấy thông hành. Việc tập trung đông tại nơi xét nghiệm khiến nguy cơ lây nhiễm cao.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều nơi quy định người dân muốn vào phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Cụ thể, từ 5/7, tỉnh Đồng Nai kiểm tra giấy xét nghiệm âm tính trong vòng 7 ngày đối với người từ TP.HCM, Bình Dương.

Do nhu cầu đi lại, làm việc giữa TP.HCM và các tỉnh nên nhiều người dân tự xoay xở, tìm đến các bệnh viện để kiếm tờ “giấy thông hành”.

Hai ngày nay, trước cổng Bệnh viện Quân y 175 (quận Gò Vấp) hàng dài người xếp hàng ngoài cổng để đăng ký xét nghiệm Covid-19.

Đáng nói, cùng thời gian trên (trong hai ngày 5 và 6/7) trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm cho người dân cần "giấy thông hành" để lưu thông, làm việc, Bệnh viện 175 đã phát hiện 22 ca dương tính với Covid-19.

Trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm cho người dân cần "giấy thông hành" để lưu thông,
Bệnh viện 175 đã phát hiện 22 ca dương tính với Covid-19.

Mới đây, sáng 5/7, tại chợ đầu mối Bình Điền (Quận 8) xảy ra cảnh hàng nghìn người xếp hàng chờ test nhanh Covid-19 để được vào chợ. Đáng lưu ý, khu chợ này đang là ổ dịch khi có đến gần 50 ca nhiễm.

Trước đó, ban quản lý chợ có thông báo, tất cả những người vào chợ đều phải có giấy xét nghiệm âm tính và mỗi giấy chỉ có giá trị trong vòng 4 ngày.

Liên quan đến hiệu lực của tấm giấy xét nghiệm, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, yêu cầu xét nghiệm nhanh Covid-19 với người đến từ vùng dịch là cần thiết, nhưng không nên quy định "giấy thông hành" có giá trị trong vòng 3-7 ngày.

Theo PGS Phu, kết quả xét nghiệm nhanh âm tính chỉ chứng nhận tại thời điểm lấy mẫu, người đó cơ bản không nhiễm SARS-CoV-2. Trường hợp lấy mẫu quá sớm (sau 1 ngày nhiễm) có thể không phát hiện ra và không loại trừ trường hợp âm tính giả.

Ngoài ra, giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính có thể tạo tâm lý an tâm mình không mắc bệnh dẫn tới chủ quan, nguy cơ làm lây bệnh cho người khác.

Do đó, ông Phu cho rằng, nếu bắt buộc mọi người dân ra vào tỉnh phải có giấy xét nghiệm âm tính là không cần thiết, gây tốn kém.

PGS Phu cũng khuyến cáo: “Việc có tới hàng nghìn tiểu thương tại chợ Bình Điền chen chúc lấy giấy đăng ký xét nghiệm vừa gây hỗn loạn, vừa có nguy cơ lây nhiễm chéo cho người khác nếu không may trong số đó có trường hợp F0”.

Indonesia chuẩn bị cho kịch bản Covid-19 xấu nhất.

Chính phủ Indonesia chuẩn bị cho các phương án y tế dự phòng để đối phó với tình huống xấu nhất, khi ca nhiễm nCoV tăng lên 50.000 một ngày.

 Ca nhiễm nCoV ở Indonesia tăng lên 50.000 ca một ngày.

Indonesia là một trong những vùng bị Covid-19 ảnh hưởng nặng nề nhất châu Á. Đại dịch trầm trọng hơn khi biến thể Delta, phát hiện đầu tiên từ Ấn Độ, quét qua. Các bệnh viện quá tải, nhiều người chết vì thiếu oxy y tế.
Quốc gia đông dân thứ 4 thế giới hiện ghi nhận hơn 2,3 triệu ca nhiễm và ít nhất 61.000 trường hợp tử vong. Chỉ 1,6% trong số hơn 270 triệu dân đã được tiêm vaccine.

Bộ trưởng Điều phối Hàng hải và Đầu tư Luhut Pandjaitan cho biết chính phủ liên bang có kế hoạch mở rộng nguồn cung oxy, cho phép chuyển đổi khách sạn, nhà nghỉ thành khu cách ly trong trường hợp xấu nhất.

Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin cho biết chính phủ liên bang đang bổ sung gần 8.000 giường bệnh mới ở Jakarta, nỗ lực theo dõi tình hình tại Sumatra và Kalimantan. Đây là những nơi biến thể Delta hoạt động mạnh mẽ.

Công an TP.HCM thông tin vụ phạm nhân gây náo loạn ở Trại tạm giam Chí Hòa.

Rạng sáng 7/7, Cổng thông tin điện tử Công an TP.HCM phát đi thông tin liên quan đến vụ phạm nhân gây náo loạn tại Trại tạm giam Chí Hòa trong tối 6/7.

Cổng thông tin điện tử Công an TP.HCM phát đi thông tin liên quan đến vụ phạm nhân gây náo loạn tại Trại tạm giam Chí Hòa trong tối 6/7.

Theo thông tin trên, chiều ngày 6/7 Công an TP tổ chức thăm khám sức khỏe cho can phạm nhân tại Trại tạm giam Chí Hòa. Trong lúc lực lượng y tế Trại tạm giam thăm khám cho số can phạm nhân thì một số can phạm nhân lợi dụng kích động số can phạm nhân hò reo, gây rối an ninh trật tự nơi giam giữ.

Công an thành phố đã kịp thời điều động lực lượng phối hợp với Quản giáo Trại tạm giam Chí Hòa giải quyết, xử lý, ổn định tình hình an ninh trật tự, đưa số can phạm nhân trở lại buồng giam; tình hình an ninh trật tự tại Trại tạm giam Chí Hòa đã được kiểm soát, ổn định. Quá trình xử lý đảm bảo an toàn tuyệt đối cho can phạm nhân và cán bộ chiến sỹ.

Hiện công an thành phố đang tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của số can phạm nhân liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chuyển một số can phạm nhân về Trại giam T30 (huyện Củ Chi) mới được xây dựng hoàn thiện để thực hiện giãn cách, phòng chống dịch bệnh Covid-19, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho can phạm nhân.

 

Tin nổi bật