1 bác sĩ lo cho 10 bệnh nhân COVID-19: Áp lực khủng khiếp tại các bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh.
Với số ca F0 dự báo tiếp tục tăng nhanh thông qua xét nghiệm tầm soát trong cộng đồng - đây sẽ là một áp lực lớn cho hệ thống điều trị tại TP Hồ Chí Minh.
Với quy mô 1.000 giường, Bệnh viện Trưng Vương TP Hồ Chí Minh là một trong ba bệnh viện chuyên điều trị bệnh nhân COVID-19 có bệnh lý nền. Đến nay bệnh viện đã tiếp nhận hơn 500 bệnh nhân cả người lớn và trẻ em. Các y bác sĩ làm việc hết công suất để cứu chữa người bệnh nhưng cũng không ít lo lắng nếu số ca tiếp tục tăng.
Trung bình cứ 1 bác sĩ lo cho khoảng 10 bệnh nhân Covid - 19
Còn Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh là bệnh viện điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch. Hàng chục bệnh nhân nặng, nguy kịch phải thở máy, chạy ECMO. Mỗi một bệnh nhân ở đây đều trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc nên các bác sĩ luôn căng thẳng, tập trung cao độ.
TP Hồ Chí Minh hiện đã thành lập thêm trung tâm hồi sức. Hiện TP triển khai mô hình tháp 4 tầng để phân luồng điều trị cho bệnh nhân. Tầng 1 là 30.000 giường cho F0 không có triệu chứng, tầng 2: 2500 giường dành cho F0 có triệu chứng, tầng 3: 3.000 giường cho F0 có bệnh lý bền đi kèm, tầng 4: 1.200 giường hồi sức cho bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch.
Nếu số ca tăng nhanh và có ca trở nặng chuyển từ tầng 1 lên tầng 4 thì nguy cơ gia tăng tử vong. Hơn lúc nào hết các y bác sĩ kiêu gọi sự chung tay phòng dịch của người dân để những thành trì được giữ vững kiên cố.
Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, trung bình cứ 1 bác sĩ lo cho khoảng 10 bệnh nhân. Với hàng chục ngàn bệnh nhân COVID-19 hiện nay cho thấy áp lực của đội ngũ y bác sĩ rất lớn, nhất là với các bác sĩ ở nơi điều trị nặng. Họ đang ngày đêm giành giật sự sống cho bệnh nhân COVID-19.
F0 cách ly tại nhà có dấu hiệu nào cần đến viện?
Bắt đầu từ ngày 14/7, Việt Nam thí điểm cách ly F0 tại nhà. TP.HCM là địa phương đầu tiên triển khai do số ca mắc mới tại thành phố luôn vượt 2.000 bệnh nhân mỗi ngày gây quá tải cho hệ thống điều trị.
Bắt đầu từ ngày 14/7, Việt Nam thí điểm cách ly F0 tại nhà.
Tại nhiều nước, tất cả F0 được cách ly ngay tại nhà khi phát hiện dương tính, chỉ nhập viện trong trường hợp diễn biến nặng. Tuy nhiên Việt Nam cách ly F0 tại nhà thận trọng hơn, với 3 trường hợp:
Thứ nhất, nhân viên y tế nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng được cách ly ngay tại nhà khi có kết quả dương tính.
Thứ hai, các trường hợp bệnh nhân Covid-19 đang điều trị nhưng không có triệu chứng lâm sàng, có 2 lần xét nghiệm âm tính liên tiếp (cách nhau tối thiểu 24 giờ) hoặc có tải lượng virus thấp (CT>=30). Những trường hợp này sẽ được xuất viện vào ngày thứ 10 và về tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà thêm 14 ngày.
Thứ ba, các trường hợp dương tính mới phát hiện tại cộng đồng, không có triệu chứng được đưa vào cơ sở y tế theo dõi, sau 24 giờ xét nghiệm lần 2, nếu tải lượng virus thấp hoặc kết quả RT-PCR âm tính thì được cho về cách ly tại nhà.
Indonesia đứng đầu thế giới về số ca mắc mới trong ngày.
Với số ca nhiễm mới tăng cao, Indonesia đã vượt qua Ấn Độ để trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về số ca mắc mới trong ngày.
Số ca mắc COVID-19 tại Indonesia đã liên tục gia tăng trong vài tuần qua, được cho là hệ quả của kỳ nghỉ lễ xả chay Eid al-Fitr hồi tháng 5 và sự xuất hiện của các biến thể mới nguy hiểm của virus SARS-CoV-2, trong đó có biến thể Delta.
Indonesia đã vượt qua Ấn Độ để trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về số ca mắc mới trong ngày.
Làn sóng lây lan dịch thứ hai này tại Indonesia đã khiến hàng loạt bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải. Để đối phó với tình hình cấp bách này, Chính phủ Indonesia đã áp đặt lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng khẩn cấp tại Java và
Bali từ ngày 3-20/7 và mở rộng sang 15 khu vực khác bên ngoài hai hòn đảo đông dân này.
Indonesia phát động chương trình tiêm chủng toàn quốc ngừa COVID-19 vào tháng 1 năm nay với mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 181 triệu người để đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng vào cuối năm nay.