Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bài 1: Lo nhiều hơn vui, người lao động thờ ơ với tăng lương

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Nhiều người cho rằng, theo kinh nghiệm của những lần tăng lương tối thiểu trước đây, lương chưa tăng, giá cả đã rục rịch tăng, như vậy thì tăng lương cũng chẳng có ý nghĩa gì cả (?).

(ĐSPL) – Nhiều người cho rằng, theo kinh nghiệm của những lần tăng lương tối thiểu trước đây, lương chưa tăng, giá cả đã rục rịch tăng, như vậy thì tăng lương cũng chẳng có ý nghĩa gì cả (?).
Theo lộ trình, từ năm 2008 đến nay, đã có 6 lần mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng. Tuy nhiên, dù với mức tăng và nhiều lần điều chỉnh như vậy, mức sống tối thiểu của người lao động vẫn chưa được đảm bảo.

“Tôi không mong tăng lương kiểu này nữa”!

Đó là chia sẻ của đa số công nhân đang làm việc tại nhiều khu công nghiệp khi đón nhận thông tin lương tối thiểu sẽ tăng 10\% trong năm 2015.

Như vậy có nghĩa là, việc tăng lương hiện nay đã không còn khiến cho những nỗi lo, những gánh nặng trên đôi vai của những người công nhân này giảm đi, mà ngược lại, nó lại khiến họ thêm phần lo âu.

Làm việc tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội) đã gần 5 năm nay, cũng đã không ít lần được “nếm trải” cảm giác khi tăng lương, anh Nguyễn Quốc Huy (39 tuổi) thẳng thắn chia sẻ với chúng tôi: “Tôi không mong tăng lương kiểu này nữa. Mỗi lần tăng được mấy trăm nghìn, nhưng kéo theo đó, giá cả sinh hoạt phục vụ cho cuộc sống của chúng tôi lại tăng hơn khiến cuộc sống càng thêm phần cực nhọc”.

Từ năm 2008 đến nay, lương tối thiểu vùng đã tăng 6 lần nhưng vẫn không đảm bảo được mức sống tối thiểu của người lao động.

Cùng quan điểm với anh Huy, chị Nguyễn Thu Hiền – công nhân khu công nghiệp Ngọc Hồi sau khi đón nhận thông tin lương tối thiểu sẽ tăng 15\% từ năm 2015 cũng tỏ ra thản nhiên: “Lại tăng nữa à? Chắc lại tăng được mấy trăm nghìn như những lần trước thôi. Dù có tăng thế hay tăng nữa thì có lẽ cũng chẳng thể thay đổi được gì, chẳng thể giúp những công nhân như chúng tôi đủ sống được”.

Làm việc tại khu công nghiệp Ngọc Hồi với mức lương 2.700.000 đồng/tháng, chị Hiền cho biết chỉ đủ nuôi bản thân chứ không hỗ trợ được gì cho gia đình, và để đủ chi tiêu cho bản thân, thì chị cũng đã phải tằn tiện hết mức.

“Theo kinh nghiệm của những lần tăng lương trước, thì lương chưa tăng, giá cả đã rục rịch tăng, như vậy thì tăng lương cũng chẳng có ý nghĩa gì cả” – chị Hiền cho biết.

Thế nhưng, xen lẫn những thái độ thờ ơ trước thông tin tăng lương tối thiểu như thế, cũng có những công nhân tỏ ra vui mừng khi biết sắp tới trong nguồn thu nhập của mình sẽ có thêm vài trăm nghìn đồng ít ỏi.

Chị Lý Thu Hà – công nhân khu công nghiệp Đông Anh – Hà Nội khi biết tin chuẩn bị được tăng lương không giấu nổi vẻ vui mừng: “Nếu được tăng lương thì chắc chắn những người lao động như chúng em rất vui rồi”.

“Em mới lấy chồng được gần 2 năm nay, trong gia đình phải phụng dưỡng bố mẹ chồng già yếu, đau ốm liên miên, lại thêm vừa có con nhỏ nữa, nên cuộc sống của gia đình khó khăn trăm bề. Mọi khoản chi tiêu trong gia đình đều trông chờ vào đồng lương của 2 vợ chồng em, đều làm công nhân tại đây. Dù có tằn tiện, tiết kiệm lắm, nhưng nói thật không thể nào đủ được. Nay nếu được tăng lương, dù là vài trăm nghìn đồng thì vợ chồng em cũng thấy vui, vì coi như hàng tháng sẽ có thêm chút ít để thuốc thang cho bố mẹ già, hoặc mua sữa cho con thơ” – Thu Hà tâm sự.

Đồng lương eo hẹp khiến cuộc sống của nhiều công nhân hiện rất khó khăn.

Tăng lương tối thiểu – công nhân đối diện nỗi lo thất nghiệp

Tốt Nghiệp Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn với tấm bằng loại khá, Đỗ Thị Nhung (23 tuổi) ở Phú Thọ vẫn không thể tìm cho mình được một công việc như ý muốn. Sau hơn một năm ròng rã nộp hồ sơ nhưng không có nhà tuyển dụng nào ngó ngàng, để ý, Nhung quyết định xin vào làm việc tại Công ty TNHH Armstrong Việt Nam (Khu công Nghiệp Nội Bài, Hà Nội).

Biết tin chuẩn bị tăng lương tối thiểu, không những không vui mừng mà cô gái này còn tỏ ra vô cùng lo lắng: “Em lo nhất là lương tăng thì ít, mà giá cả tăng thì nhiều. Bên cạnh đó, nhiều công nhân làm lâu năm tại đây còn cho rằng, nếu tăng lương như thế, thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ “lách luật” bằng các vẫn trả lương theo mức mà nhà nước quy định, tuy nhiên, họ lại bớt xén các phần hỗ trợ, phụ cấp khác của lao động”.

Công nhân của công ty TNHH ECO Việt Nam tranh thủ nghỉ trưa sau giờ tan ca.

Cùng chung tâm trạng lo lắng với Nhung, anh Phạm Văn Trưởng (24 tuổi, ở Xuân Trường - Nam Định) làm việc tại Công ty TNHH Denso Việt Nam (Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Hà Nội) hơn một năm nay cho biết, hiện nay, trừ phí bảo hiểm các loại, mức lương của anh mỗi tháng là 2.400.000 đồng. May mắn hơn những công nhân khác khi được công ty đóng bảo hiểm, nhưng với a Trưởng mỗi lần nhận lương, chưa đầy 1 tuần đã bay biến sạch bởi những khoản nợ trước đó.
"Phòng tôi có 3 người thì cả 3 người đều chưa có người yêu, mà nói đúng hơn là chưa dám có người yêu, vì ăn còn phải lo từng bữa thì nói gì đến yêu đương, tốn kém lắm" - Anh Trưởng hài hước.
Về thông tin chuẩn bị được tăng lương tối thiểu, anh Trưởng tỏ ra khá băn khoăn: “ Có một điều khiến không riêng tôi mà tất cả các công nhân lao động đều lo lắng mỗi khi tăng lương.
Đó là ngoài việc kéo theo giá cả thị trường leo thang, thì còn một điều rất quan tọng nữa, là thực tế có nhiều doanh nghiệp không có đủ khả năng chi trả theo mức lương vừa tăng, nên họ buộc phải cắt giảm nhân công lao động để bảo đảm không phạm luật, hoặc có thể họ sẽ thu hẹp sản xuất, thậm chí đối mặt với phá sản. Điều đó cũng có nghĩa là, khi tăng lương, rất có thể có những lao động bị mất việc”.
Về thông tin chuẩn bị được tăng lương tối thiểu, anh Trưởng tỏ ra khá băn khoăn: “Có một điều khiến không riêng tôi mà tất cả các công nhân lao động đều lo lắng mỗi khi tăng lương.
Đó là ngoài việc kéo theo giá cả thị trường leo thang, thì còn một điều rất quan trọng nữa là thực tế có nhiều doanh nghiệp không có đủ khả năng chi trả theo mức lương vừa tăng, nên họ buộc phải cắt giảm nhân công lao động để bảo đảm không phạm luật, hoặc có thể họ sẽ thu hẹp sản xuất, thậm chí đối mặt với phá sản. Điều đó cũng có nghĩa là, khi tăng lương, rất có thể có những lao động bị mất việc”.
Vừa qua, Hội đồng Tiền lương Quốc gia, đã chốt phương án trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất lương tối thiểu cho từng vùng năm 2015. Trong đó:

Vùng 1 là: 3.100.000. đồng

Vùng 2 là: 2.750.000 đồng

Vùng 3 là :2.420.000 đồng.

Vùng 4 là 2.200. 000  đồng

Trước đó, mức lương tối thiểu áp dụng đối với doanh nghiệp từ ngày 1/1/2014 gồm vùng 1 : 2.700.000 đồng/tháng ; vùng 2 : 2.400.000 đồng/tháng ; vùng 3 là 2.100.000/ đồng/ tháng ; vùng 4 là 1.900.000 đồng/tháng).

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2015 tăng từ 300.000 – 400.000 đồng ( tăng 15,1\% so với cùng kỳ năm 2014) sẽ được trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Bài 2: Doanh nghiệp nói gì trước áp lực tăng lương?

Tin nổi bật