Bà bầu bị táo bón - đây là vấn đề muôn thưở của chị em phụ nữ trong những tháng ngày thực hiện thiên chức làm mẹ. Chắc hẳn rất nhiều chị em đều muốn biết tại sao mình lại bị táo bón khi mang thai? Cách trị táo bón hiệu quả cho bà bầu là gì? Hãy cùng Diếp cá vương đi tìm câu trả lời nhé.
Nguyên nhân chính khiến bà bầu bị táo bón khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu thường bị táo bón thai kỳ như chế độ dinh dưỡng, tác dụng phụ của thuốc, tính độc của kim loại nặng và hormone thay đổi. Ở mỗi trường hợp, táo bón ở bà bầu lại xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, nên cần dựa vào đó để có cách điều trị hiệu quả.
+ Quá trình mang thai sẽ sản sinh ra nhiều hormone progesterone hơn. Điều này khiến thức ăn được duy trì lâu hơn ở hệ tiêu hóa. Mặt tích cực của thay đổi này là cơ thể có thời gian để tiêu thụ chất dinh dưỡng, cho phép thai nhi hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn. Mặt tiêu cực, điều này thường khiến các mẹ bầu bị táo bón thường xuyên, tiêu hóa khổ sở.
+ Mang thai khiến ruột thẳng chịu nhiều áp lực hơn vì thai nhi ngày một lớn dần, chiếm hết khoảng trống của đường ruột. Do vậy, chất thải khó đi qua được đường ruột để ra ngoài.
+ Sự giảm vận động, ít tập thể dục, dùng kháng sinh cũng là nguyên nhân trực tiếp khiến các bà bầu bị mắc bệnh táo bón khi mang thai.
+ Chế độ dinh dưỡng ít chất xơ, cảm xúc thay đổi thất thường, stress còn là các lý do khác gây ra tình trạng táo bón.
Sự thay đổi cảm xúc và stress cũng là nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu |
Tại sao bà bầu bị táo bón trong khi mang thai lại phổ biến?
Một số yếu tố góp phần dẫn đến táo bón khi mang thai, bao gồm:
+ Progesterone. Nội tiết tố này đóng vai trò trong việc làm dịu các dây chằng để chuẩn bị cho sinh nở. Nhưng nó cũng có gây ra sự co giãn và lỏng lẻo của các dây trong thành ruột.
+ Thay đổi trong vận động, chế độ ăn uống và buồn nôn. Lượng nước tuần hoàn trong cơ thể giảm cũng ảnh hưởng đến tiêu hóa.
+ Trọng lượng của thai nhi trong tử cung, đè lên ruột và tác động của việc này lên các khoảng trống trong bụng khiến chuyển động trong ruột trở nên khó khăn hơn.
+ Hoạt động của ruột non bị suy yếu. Điều này ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi thức ăn từ dạ dày, dọc theo ruột non và đi vào ruột già. Chuyển động trong ruột bị chậm lại.
+ Một số thực phẩm có xu hướng làm trầm trọng thêm táo bón như sữa, thực phẩm từ sữa, phô mai và quá nhiều thịt đỏ. Thức ăn đậm đặc protein có thể khó tiêu hóa hơn so với thức ăn thực vật giàu chất xơ và ngũ cốc. Nhiều phụ nữ đã thay đổi chế độ ăn uống khi mang thai.
+ Bổ sung sắt cũng có thể dẫn đến táo bón. Một số phụ nữ thấy rằng họ không thể tiếp tục dùng thuốc bổ sung sắt vì làm chứng táo bón trầm trọng hơn. Hãy dùng các loại thực phẩm nhiều sắt như rau lá xanh, các loại thịt đỏ và các loại đậu...để thay thế.
+ Táo bón cũng thường gặp ở những phụ nữ bị phụ thuộc vào thuốc nhuận tràng để đi vệ sinh, hoặc những người đã từng lạm dụng thuốc nhuận tràng trong quá khứ.
+ Bỏ qua các dấu hiệu cần phải đi vào nhà vệ sinh. Nhịn đi vệ sinh, không đi ngay khi có nhu cầu hoặc bỏ qua các tín hiệu của cơ thể... đều có thể dẫn đến táo bón. Theo thời gian, việc này có thể dẫn đến những thay đổi trong tình trạng chung của thành ruột và trực tràng, nghĩa là cơ thể ít tiếp nhận các tín hiệu bài tiết thông thường.
Khi mang thai các mẹ bầu phân vân không biết rau diếp cá có thực sự tốt cho mình không? Có nên dùng rau diếp cá để trị táo bón không? Dưới đây là những công dụng thần kỳ mà rau diếp cá mang lại các mẹ lưu ý nhé.
Các phương pháp chữa bệnh từ rau diếp cá các mẹ nên lưu ý
Dưới đây là 6 công dụng tuyệt vời mà rau diếp cá mang lại:
· Lá diếp cá trị bệnh táo bón
Rau diếp cá hỗ trợ điều trị rất tốt cho người bị táo bón, bao gồm cả những mẹ bầu bị táo bón thai kỳ. Các mẹ thử áp dụng bài thuốc sau: 10g diếp cá đã sao khô, hãm với nước sôi khoảng 10 phút, uống thay trà hàng ngày, 10 ngày một liệu trình là sẽ trị được bệnh táo bón.
· Chữa chứng đái buốt, đái rắt hiệu quả
Mẹ bầu khi mang thai thường có triệu chứng đái buốt, đái dắt. Nguyên nhân khiến như vậy là do sự lớn lên của bào thai làm cho tử cung tăng kích thước và chèn ép gây áp lực lên các cơ quan khác trong ổ bụng của mẹ khi mang thai trong đó có bàng quang, thận. Việc này dẫn đến mẹ đi tiểu thường xuyên hơn và có biểu hiện của chứng đái dắt, đái buốt.
Mẹ hãy dùng 20g diếp cá, rau má, rau mã đề mỗi vị 40g rửa sạch, giã nát lọc lấy nước trong. Ngày uống 3 lần. Thực hiện trong 7-10 ngày.
· Chữa bệnh trĩ
Có thể do chứng táo bón kéo dài trong thai kỳ hoặc theo dân gian ông bà ta vẫn gọi nôm na là do nóng trong dẫn đến trĩ. Tính mát của rau diếp cá sẽ hạn chế nóng trong làm cho phân trở về dạng khuôn mềm, giảm bớt khó khăn đau đớn cho mẹ khi đại tiện giúp hạn chế, khắc phục những biểu hiện của trĩ.
Khi mẹ bầu bị trĩ nặng bị sưng đau chảy máu thì có thể dùng bài thuốc: Lá diếp cá và lá hòe mỗi thứ 40g. Giã nhỏ hai thứ đắp tại chỗ băng lại. Cho bệnh nhân nằm nghỉ tại chỗ. Đồng thời dùng bài thuốc uống trong gồm: rau dấp cá tươi 30g, cỏ mực 20g, hoa hòe (sao) 16g, ngân hoa 12g, phòng sâm 12g, đương quy 12g, thăng ma 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
· Rau diếp cá hạ sốt hiệu quả
Theo đông y thì rau diếp cá có tính hàn nên được dùng để hạ sốt cho trường hợp trẻ sốt mà không muốn dùng thuốc Tây, hoặc phụ nữ có thai không dùng được Tân dược. Nếu trẻ em yếu sức và phụ nữ mang bầu thì có thể uống một ly nước rau diếp cá say thay cho việc uống thuốc hạ sốt tân dược.
Rau diếp cá 20g, rau má 30g, râu ngô 24g, lá tre 20g. Rồi đem đi sắc uống ngày 1 thang.
Tuy nhiên, để đảm bảo hơn nữa các mẹ bầu nên thường xuyên đi khám thai theo định kỳ của bác sỹ để sớm phát hiện ra bệnh cũng như điều trị kịp thời.
Để được giải đáp mọi thắc mắc về chứng táo bón thai kỳ, các mẹ hãy gọi ngay đến số 0974 789 199 để được dược sĩ tư vấn miễn phí hoặc đặt câu hỏi của mình tại đây nhé.
Hoặc tham khảo nhiều thông tin hữu ích về chứng táo bón, trĩ tại website: Diepcavuong.com
P.Q