Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Át chủ bài" lật ngược cục diện chiến trường xung đột Nga-Ukraine gọi tên vũ khí nào?

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Âm thanh vo ve của máy bay không người lái đang dần trở thành "cơn ác mộng" đối với các binh sĩ trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Vùng tử địa sâu vài km

Theo Guardian, Denys, một người lính thuộc lữ đoàn Khyzhak của Ukraine, cho biết cuộc xung đột đang chuyển sang một kiểu tác chiến hoàn toàn mới. Đứng giữa một xưởng sửa chữa tại doanh trại với những thiết bị bay không người lái (drone) góc nhìn thứ nhất (FPV)  xếp chồng lên nhau, người đàn ông nói: "Giờ đây, giao tranh bằng súng ít hơn vì giao tranh bằng drone nhiều hơn".

Tiền tuyến vốn chỉ cách nhau một phát súng giờ đây đã trở thành vùng tử địa sâu vài km, khi các đội drone của Nga và Ukraine, ẩn mình cách tiền tuyến khoảng 1-3 km, nhắm mục tiêu vào lực lượng của nhau bằng các cuộc tấn công   từ trên không.

"Nhớ lại năm 2022, chúng tôi vẫn còn chạy quanh với súng máy từ các hàng cây”, Denys nói với một chút hoài niệm.

 Một thành viên của lữ đoàn Khyzhak của Ukraine. Ảnh: The Guardian

Dima - một thành viên khác của lữ đoàn Khyzhak – người có biệt danh Khimik đã minh họa những điều trên bằng một video trong điện thoại của mình.

Trong video, chiếc drone FPV phát nổ khi va chạm khiến video kết thúc đột ngột trong một tiếng nổ trắng xóa và hậu quả của vụ nổ thì không thể nhìn thấy.

Một người lính Nga cách đó vài km đã bị phát hiện đang nhìn ra từ tầng trên của tòa nhà. Mặc dù drone FPV tương đối nhiều, song lữ đoàn Khyzhak vẫn cố gắng sử dụng chúng một cách tiết kiệm và kiên nhẫn; đoạn phim cho thấy chiếc drone đang lơ lửng và điều chỉnh khi phi công cố gắng tìm góc độ thích hợp để tấn công.

"Nó giống như công việc của một tay bắn tỉa", Khimik nói.

Không thiếu pháo binh hoặc súng cối trong xung đột ở Ukraine nhưng máy bay không người lái FPV với kích thước 7 inch hình nhện, có khả năng mang theo 1kg thuốc nổ và được vận hành bằng kính bảo hộ và bộ điều khiển cầm tay, ngày càng trở nên phổ biến.

Theo Samuel Bendett, chuyên gia tại Trung tâm Phân tích Hải quân (CNA) có trụ sở tại Mỹ, vũ khí này đã phát triển từ "một sự mới lạ vào năm 2022 trở thành một trong những vũ khí được lựa chọn hàng đầu vào năm 2023 để lang thang khắp không gian chiến thuật".

Các cuộc tấn công đơn lẻ máy bay không người lái FPV không phải là chiến thuật duy nhất. Khi số lượng vũ khí được tăng cường, các cuộc tấn công bầy đàn thường được triển khai.

Âm thanh vo ve của máy bay không người lái dần trở thành cơn ác mộng đối với các binh sĩ trên xung đột.

Binh sĩ Ukraine  thử nghiệm UAV. Ảnh: Julia Kochetova/The Guardian

Denys đã mô tả lại một cuộc pháo kích bằng drone vào một vị trí của Nga gần thị trấn tiền tuyến Toretsk, ở miền đông Donbass. "Chúng tôi đã thả 1,5 kg chất nổ cứ sau 8 phút trong ba giờ - cuối cùng họ đã rút lui".

Anh Oleksii, một binh sĩ từng là một người bán thịt gần phía Nam Kherson trước khi được gọi nhập ngũ, cũng nhớ lại khoảnh khắc mà anh suýt bị một chiếc drone giết chết. "Nó bắt đầu lao xuống và tôi đã bắt đầu chạy. Sau đó, tôi vấp phải một cành cây và chiếc drone tiếp tục bay thẳng qua nơi mà đáng lẽ tôi đã ở".

Sản xuất ồ ạt

Máy bay không người lái FPV cỡ nhỏ với tốc độ khoảng 60km/h buộc các phương tiện bọc thép trên chiến tuyến phải di chuyển rất nhanh chóng. 

Nhờ vào camera ảnh nhiệt, những chiếc UAV này có thể hoạt động hiệu quả cả vào ban đêm. "Khả năng tấn công của chúng khiến không có gì trên chiến trường là an toàn", Bendett nhận xét.

Mặc dù bị giới hạn bởi thời lượng của pin nhưng một chiếc FPV tấn công tự sát trong điều kiện thời tiết tốt có thể bay xa tới 20km. Tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu là tiết kiệm chi phí bằng cách sử dụng các UAV có thể quay trở về, vì vậy bán kính hoạt động hiệu quả thường chỉ khoảng 5km. 

Một chiếc drone FPV là một trong hai loại chiếm ưu thế trên chiến trường. Loại còn lại là quadcopter Mavic thương mại do công ty DJI của Trung Quốc sản xuất. Nhưng FPV đơn giản hơn và được thiết kế ở Ukraine (hoặc Nga) mặc dù, như Denys nói, nhiều bộ phận vẫn đến từ Trung Quốc.

Người Ukraine mô tả nỗ lực sử dụng drone của họ là một sáng kiến của xã hội dân sự, ban đầu được tổ chức và tài trợ bên ngoài nhà nước, với những người lính, bạn bè và gia đình của họ trả tiền cho các thiết bị trên không thông qua các quỹ gây quỹ.

Những sửa đổi cuối cùng đối với máy bay không người lái được thực hiện tại các xưởng của lữ đoàn. Ảnh: Julia Kochetova/The Guardian

Không có gì lạ khi người Ukraine sống cách tiền tuyến hàng chục km tự lắp ráp một phần drone trong phòng khách và gara. Chúng được chuyển đến các xưởng của lữ đoàn, như doanh trại của lữ đoàn Khyzhak gần Lyman, nơi thực hiện các sửa đổi cuối cùng.

Tuy nhiên, cán cân đang thay đổi. Bộ Quốc phòng Ukraine đã tăng cường cung cấp, báo cáo rằng họ đã cung cấp 1,1 triệu drone FPV một chiều tính đến giữa tháng 12/2024, và 100.000 thiết bị tinh vi hơn. Trong khi đó, Nga đã cung cấp 1,2 triệu đến 1,4 triệu. Về mặt công nghệ, có rất ít sự khác biệt giữa hai bên, vì mỗi bên đều sao chép nhanh chóng từ bên kia.

Serhii Sternenko, nhà hoạt động Ukraine, là một trong những blogger nổi tiếng nhất nước này với 2 triệu lượt đăng ký trên kênh YouTube. Giờ đây, phần lớn nỗ lực của anh hướng đến việc gây quỹ để cung cấp FPV cho quân đội Ukraine. 

Phương án tiết kiệm chi phi

"Tính đến nay, tôi đã đóng góp 120.000 chiếc FPV. Năm ngoái là 100.000 chiếc", Sternenko cho biết. Ngoài ra, Sternenko cũng phát triển thêm các loại UAV mới. 

Sternenko từng bị đưa vào danh sách truy nã tháng 11/2024 vì bị cáo buộc phớt lờ lệnh gọi nhập ngũ. Tuy nhiên, tranh cãi đã được giải quyết sau khi anh gặp Tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrskyi cùng tháng đó.

Sternenko đóng vai trò quan trọng trong các nỗ lực sử dụng FPV như một hình thức phòng không giá rẻ để đối phó với các phương tiện tấn công tinh vi hơn của Nga.

Một số video được Sternenko công bố cho thấy, các FPV của Ukraine có thể tiêu diệt cả UAV Orlan và Lancet của Nga ở độ cao lớn hơn trong suốt vài tháng qua, làm suy giảm khả năng trinh sát tầm xa của đối phương. 

"Phòng không rất tốn kém, có thể mất từ 100.000 đến 1 triệu USD cho một lần tấn công, nhưng một chiếc UAV chỉ có giá vài trăm USD", Sternenko nói.

FPV của Ukraine có thể tiêu diệt cả UAV Orlan và Lancet của Nga. Ảnh minh họa

Có những cuộc nói chuyện về việc sử dụng tốt hơn trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc lái và nhắm mục tiêu vào năm 2025. Tuy nhiên, có khả năng quy mô sản xuất cũng như những cải tiến gia tăng về phạm vi và thiết kế sẽ chiếm ưu thế nếu cuộc xung đột tiếp diễn. Gây nhiễu, mặc dù luôn là một mối đe dọa, nhưng đòi hỏi nhiều năng lượng và khó duy trì vì tác chiến điện tử đòi hỏi phải gửi các tín hiệu gây rối mạnh hơn.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sắp nhậm chức tại Nhà Trắng, giữa bối cảnh có những lo ngại rằng ông có thể dừng việc cung cấp vũ khí của Mỹ cho Ukraine, công nghệ tự sản xuất có thể sẽ trở nên quan trọng hơn đối với Kiev.

"Ukraine đang chiến đấu chống lại một đất nước khổng lồ có dân số gấp nhiều lần", Sternenko nói. Anh cho rằng đó là lý do tại sao Ukraine đang kêu gọi thêm vũ khí và nhiều công nghệ hơn, bởi vì  không thể chỉ chiến đấu bằng con người.

Tin nổi bật