Thông tin trên báo Tiền Phong, bà Lê Thị Dinh là cháu ngoại của Quận Công Ưng Quyến - em trai của 3 vua Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh. Bà Dinh sinh ngày 1/1/1920 (năm Tân Dậu) tại làng Hòa Duân, xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế). Đến khi mất tính theo âm lịch, bà Dinh hưởng thọ tròn 102 tuổi.
Bà Lê Thị Dinh được phép lập gia đình khi còn làm việc trong cung. Chồng bà là ông Nguyễn Như Đào - tài xế của vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương. Ảnh: VTC News
Bà Lê Thị Dinh được biết đến là cung nữ cuối cùng hầu cận Đoan Huy Hoàng Thái hậu - mẹ vua Bảo Đại cho đến ngày Thái hậu qua đời năm 1980. Trong khoảng chục năm trở về đây, giới nghiên cứu lịch sử và văn hoá có nhiều cuộc tiếp xúc với bà để tìm hiểu thêm về lịch sử triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta.
Một số hình ảnh về bà Lê Thị Dinh thời còn xuân sắc:
Ảnh: Tri thức & Cuộc sống
Ảnh: Tri thức & Cuộc sống
Ảnh: Tri thức & Cuộc sống
Giấy tờ tùy thân của bà Dinh do chế độ cũ cấp hiện vẫn còn lưu giữ sau hàng chục năm.
VTC New dẫn lời nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết, bà Lê Thị Dinh là người lo hương khói cho 5 vua triều Nguyễn đang được thờ tại phủ Kiên Thái Vương. Không riêng thờ vua, mỗi khi có người trong gia đình vua qua đời, bà Dinh đều tổ chức lễ cầu siêu theo đúng tục lệ cung đình xưa.
Trong ảnh là bà Lê Thị Dinh và 2 con trai sau khi từ cung. Ảnh: Tri thức & Cuộc sống
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, bà Dinh theo đức Từ Cung về ở cung An Định, rồi chuyển về nhà số 79B, nay đổi thành 147 Phan Đình Phùng, và chăm lo cho bà Hoàng Thái hậu này những ngày cuối đời.
Sau khi đức Từ Cung mất, bà Lê Thị Dinh về ở tại phủ Kiên Thái Vương cùng các con và chuyên lo thờ tự, hương khói cho 5 vị vua triều Nguyễn là Đồng Khánh, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Khải Định, Bảo Đại. Ảnh: Ảnh: Tri thức & Cuộc sống.
Sau đó bà Dinh về ở hẳn phủ Kiên Thái Vương cùng con trai cả và gắn mình với việc lo hương khói cho 4 vua Đồng Khánh, Kiến Phúc, Hàm Nghi và Khải Định, năm 1997 thì thêm bàn thờ vua Bảo Đại.
Thùy Dung (T/h)