Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ấn Độ đạt thỏa thuận tiếp tục thăm dò dầu khí trên Biển Đông

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Báo Ấn Độ cho biết đã đạt được thỏa thuận gia hạn hợp đồng khai thác dầu khí với Việt Nam thêm một năm nữa tại lô dầu khí số 128 trên Biển Đông.

(ĐSPL) – Báo Ấn Độ cho biết đã đạt được thỏa thuận gia hạn hợp đồng khai thác dầu khí với Việt Nam thêm một năm nữa tại lô dầu khí số 128 trên Biển Đông.
Theo Times of India đưa tin ngày 21/8, Việt Nam đã gia hạn hợp đồng cho Ấn Độ thăm dò khai thác dầu khí tại lô 128 ở Biển Đông thêm một năm nữa nhân chuyến thăm đầu tiên của Ngoại trưởng Ấn Độ, bà Sushma Swaraj đến Việt Nam.
Động thái này khẳng định vị thế của Ấn Độ là một đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng lãnh thổ ở Biển Đông giữa các nước Đông Nam Á với Trung Quốc đang gia tăng gần đây.

Bà Sushma Swaraj sẽ có chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Việt Nam vào tuần tới.

Bên cạnh chuyến thăm Việt Nam, bà Swaraj cũng sẽ công du Trung Quốc trong cuộc họp 3 bên Nga - Ấn - Trung và sẽ gặp song phương với người đồng cấp nước chủ nhà Vương Nghị.
Lô dầu khí số 128 từng được tập đoàn OVL của Ấn Độ kết luận có rất ít tiềm năng dầu khí. Việt Nam sau đó đã thuyết phục Ấn Độ kiên trì tiếp tục thăm dò một cách kỹ lưỡng hơn. Cuối cùng, hợp đồng này đã được gia hạn thêm một năm. 
Trong tuyên bố chung, chính phủ Ấn Độ xác nhận tiếp tục dự án thăm dò lô dầu khí 128 bởi vị họ tin rằng mình có lợi ích chiến lược ở Biển Đông. Ấn Độ ủng hộ duy trì tầm quan trọng của tự do hàng hải và tiếp cận các nguồn tài nguyên ở Biển Đông. Đây cũng là lý do để New Delhi tiếp tục duy trì sự hiện diện trong khu vực.

Tập đoàn OVL của Ấn Độ sẽ tiếp tục thăm dò dầu khí theo hợp đồng đã ký với Việt Nam.

Times of India nhấn mạnh, hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông gia tăng kể từ tháng 5 khi Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Mặc dù Trung Quốc đã rút giàn khoan vào tháng 7 nhưng sự việc này đã khiến các quốc gia trong khu vực hết sức quan ngại.
Hơn nữa, chính phủ Trung Quốc mới đây công bố sẽ xây dựng 5 ngọn hải đăng ở quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) như một thách thức đối với đề xuất "đóng băng" các hoạt động khiêu khích ở Biển Đông của Mỹ và Philippines.
Trung Quốc từng tuyên bố chủ quyền một cách ngang ngược tới 90\% diện tích Biển Đông với lời khẳng định, Bắc Kinh “có thể xây dựng bất cứ thứ gì trên Biển Đông”.
Chính Trung Quốc cũng đang tranh chấp với Ấn Độ chủ quyền khu vực giáp biên giới giữa hai nước. Hành động này được tờ Times of India mô tả giống như tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Tin nổi bật