Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Thăm Ấn Độ, kiềm chế Trung Quốc

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel vừa đi thăm Ấn Độ, với mục đích chính là tìm kiếm đồng minh để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.

(ĐSPL) – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel vừa đi thăm Ấn Độ, với mục đích chính là tìm kiếm đồng minh để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel: "Chúng tôi cần đến những mối quan hệ"

Theo đài Tiếng nói nước Nga, chuyến đi Ấn Độ của Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel là phần nối tiếp các chuyến công du của quan chức cao cấp Mỹ, chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức Washington của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dự vào tháng 9 tới.
Chương trình nghị sự của chuyến thăm này gồm hai phần. Phần thấy rõ nhất nằm trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật thuần túy. Phía Mỹ đã mời chào Ấn Độ một số hợp đồng cung cấp vũ khí.
Về vấn đề này, chuyên gia Boris Volkhonsky của Viện Nghiên cứu chiến lược Nga cho biết: “Mục tiêu của ông Hagel, người vận động hành lang chính cho công nghiệp quân sự Mỹ, là rất rõ ràng: tạo ra ưu tiên tối đa cho các công ty Mỹ trên thị trường vũ khí Ấn Độ đầy hứa hẹn. Ngày nay Ấn Độ là khách hàng nước ngoài lớn nhất mua vũ khí Mỹ. Và Mỹ, vốn có nền kinh tế đang trải qua thời kỳ khó khăn, rất muốn gia tăng thị phần trên thị trường béo bở này”.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã nói thẳng ra rằng vấn đề đó không phải là nội dung quan trọng nhất trong chương trình nghị sự của chuyến thăm Ấn Độ. Khi dừng chân ở Đức trên đường đến New Delhi, ông Hagel đã tuyên bố: "Khi nhìn vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, chúng tôi thấy rằng khu vực này mang lại cơ hội lớn, nhưng ở đây cũng có nhiều thách thức. Chúng tôi cần đến những đối tác. Chúng tôi cần đến những mối quan hệ..."
Đây là chìa khóa để hiểu mục đích thực sự của chuyến thăm này. Chuyên gia Boris Volkhonski nhận định: “Vào cuối năm 2011, đường lối chiến lược ‘trở về châu Á’ của Mỹ đã phải đối mặt với những thách thức mới. Vấn đề chính là ở chỗ trái với dự đoán, Washington vẫn không thể loại bỏ một số vấn đề tồn tại ở Trung Đông khỏi chương trình nghị sự. Ngược lại, tình hình Trung Đông tiếp tục xấu đi. Thêm vào đó đã xuất hiện những vấn đề mới ở các khu vực khác trên thế giới. Ví dụ, có ngày càng nhiều vấn đề trong quan hệ với các đồng minh Tây Âu, và Mỹ cố gắng giải quyết chúng bằng cách leo thang khủng hoảng Ukraina”.
Song, tất cả điều này không loại bỏ mục tiêu chính trong đường lối chiến lược “trở về châu Á”  kiềm chế Trung Quốc. Tuy nhiên, trong khi chưa giải quyết được các vấn đề ở những khu vực khác trên thế giới, Mỹ không có đủ nguồn lực cho cuộc đối đầu trực diện với đối thủ địa chính trị lớn nhất. Ông Boris Volkhonsky nói: “Trong bối cảnh này, mục tiêu chiến lược chính của Mỹ ở Châu Á và trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là chuyển gánh nặng của cuộc đối đầu với Trung Quốc lên vai các nước khác có tiềm năng gần bằng Mỹ và có những vấn đề trong quan hệ song phương với Trung Quốc. Rõ ràng là, Nhật Bản và Ấn Độ là hai ứng viên chính. Không phải ngẫu nhiên mà trong thời gian ở thăm New Delhi, ông Hagel đã tuyên bố rằng, Mỹ muốn Ấn Độ và Nhật Bản mở rộng hợp tác trong lĩnh vực an ninh”.
Song, những lời tuyên bố ngoại giao trong thời gian chuyến đi Ấn Độ và ngay sau chuyến đi này cho thấy Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã không đạt được các mục tiêu của mình. Ví dụ, ông này đã tuyên bố rằng Ấn Độ "không nên đứng trước sự lựa chọn giữa quan hệ đối tác chặt chẽ với Mỹ và việc cải thiện các mối quan hệ với Trung Quốc". Có nghĩa là, tại cuộc đàm phán ở New Delhi, các đối tác Ấn Độ đã nói với ông về điều đó.
Chính phủ của ông Narendra Modi muốn phát triển quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực. Trong tương lai gần ông Modi sẽ đi thăm Nhật Bản, còn Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ đến thăm Ấn Độ. Điều này cho thấy rằng, Ấn Độ có ý định thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại “độc lập, tự chủ”.

Tin nổi bật