Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ám ảnh nạn đói tại Yemen: Xót xa hình ảnh cậu bé 'da bọc xương'

(DS&PL) -

Có khoảng 2,9 triệu phụ nữ và trẻ em Yemen đang suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Trung bình mỗi ngày có khoảng 130 người chết vì đói ở Yemen.

Có khoảng 2,9 triệu phụ nữ và trẻ em Yemen đang suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Trung bình mỗi ngày có khoảng 130 người chết vì đói ở Yemen.

Cơ thể của một em bé Yemen chỉ còn da bọc xương và buộc phải điều trị. Ảnh: Getty

Mới đây, bức ảnh chụp một em bé đang nằm trên giường bệnh để được bác sĩ điều trị tại một bệnh viện ở thị trấn Abs, Yemen hôm 20/8. Bức ảnh cho thấy rõ tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng, cơ thể của em chỉ còn da bọc xương và buộc phải điều trị.

Tuy nhiên, hình ảnh của em bé gầy nhom này không phải là trường hợp cá biệt bởi nạn đói và tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng là những điều khủng khiếp mà 17 triệu người dân Yemen đang phải đối mặt từng ngày.

Có khoảng 2,9 triệu phụ nữ và trẻ em Yemen đang suy dinh dưỡng nghiêm trọng, 400.000 trẻ em khác đang vật lộn để giành lấy sự sống. Trung bình mỗi ngày có khoảng 130 người chết vì đói ở Yemen.

Các tổ chức từ thiện đang cố gắng hết sức để cung cấp nhiều nhất có thể thực phẩm cho những người có nhu cầu. Khoảng 1/3 dân số Yemen đang tồn tại phụ thuộc vào các cơ quan hỗ trợ phương tây. Số người bị suy dinh dưỡng trong năm qua đã tăng lên khoảng 1/4.

Ngày càng có nhiều người phụ thuộc hơn trong khi lương thực đã và đang không đến được tay người cần. Các cơ quan cứu trợ cảnh báo rằng nhiều khu vực tại Yemen sắp chứng kiến hàng loạt cái chết vì đói.

AP miêu tả cảnh tượng ở miền Nam Yemen, nơi đang được lực lượng chính phủ kiểm soát, và một số khu vực trên khắp nước mà Liên Hợp Quốc cảnh báo là dễ rơi vào nạn đói nghiêm trọng là một "quang cảnh của sự khốn cùng".

“Yemen bây giờ là cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng nhất thế giới", AP dẫn lời Stephen Anderson, giám đốc phụ trách Yemen của Chương trình Lương thực Thế giới. 

Hồi cuối năm 2016, hình ảnh về thiếu nữ 18 tuổi Saida Ahmad Baghili trên giường bệnh tại một bệnh viện ở Yemen như đang van nài sự giúp đỡ đã khiến nhiều người vô cùng bàng hoàng.

Dù khoác lên mình bộ quần áo của trẻ em, thân thể chỉ còn da bọc xương của cô vẫn không thể vừa. Cô đã phải giành giật lấy sự sống vì suy dinh dưỡng trầm trọng tại bệnh viện al-Thawra ở thành phố Al Hudaydah.

Cô gái Yemen Baghili bị suy dinh dưỡng trầm trọng. - Ảnh: ABC News

Cuộc nội chiến ở Yemen xảy ra vào đầu năm 2015, khi phiến quân Houthi được Iran hậu thuẫn, tấn công quân chính phủ do Mỹ hậu thuẫn và chiếm đóng thủ đô Sana. Đến tháng 3/2015, liên quân do Arab Saudi dẫn đầu tiến hành cuộc chiến chống phiến quân Houthi tại Yemen.

Khi cuộc xung đột nổ ra, các máy bay của liên quân, chống lại lực lượng nổi dậy Houthi, đã ném bom vào các trường học, bệnh viện, nông trại, nhà xưởng, cầu đường. Những khu vực do lực lượng nổi dậy chiếm đóng bị "cấm cửa" tất cả các đường giao thông, buôn bán, trong đó có cảng Biển Đỏ ở Hodeida, đường vào của 70% hàng hóa nhập khẩu vào Yemen.

Các tàu của liên quân trấn giữ ngoài khơi và chỉ cho các tàu chở hàng cứu trợ do Liên Hợp Quốc kiểm soát cùng các tàu thương mại có phép vào cảng, và việc này thường bị đình trệ.

Ở nhiều nơi, thức ăn vẫn được bày bán trong chợ, nhưng người dân không mua được. Họ không được trả lương, việc làm khó khăn trong khi hệ thống tiền tệ đã sụp đổ.

Giám đốc Nhân đạo của Liên Hiệp Quốc Mark Lowcock nói rằng, ông đã đưa ra đề xuất với Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để đảm bảo việc nối lại viện trợ, ngăn chặn nguy cơ nạn đói khủng khiếp hiện diện tại Yemen. “Nó sẽ không giống như nạn đói mà chúng ta đã chứng kiến tại Nam Sudan đầu năm 2017 – hàng chục ngàn người đã bị ảnh hưởng, cũng không giống nạn đói tác động lên 250.000 người ở Somalia trong năm 2011. Đây sẽ là nạn đói lớn nhất thế giới mà con người được chứng kiến ​​trong nhiều thập niên, với hàng triệu nạn nhân”.

Ông không giải thích đói nghèo sẽ đến nhanh như thế nào ở Yemen, nhưng ông nhấn mạnh việc thiếu lương thực sẽ dẫn tới hệ lụy một loạt các biến chứng về y tế.

"Điều gì giết người trong nạn đói? Đó là nhiễm trùng, bệnh sởi, các vấn đề về hô hấp, hoặc bị cảm lạnh vì cơ thể của họ đã tiêu thụ nhiều năng lượng, dẫn đến suy giảm miễn dịch – mất hoàn toàn khả năng chống lại những tác nhân gây bệnh thông thường mà một người khỏe mạnh có thể".

Những hình ảnh xót xa về nạn đói tại Yemen: 

Hai anh em sinh đôi Muhammad (trái) và Ahmad Abdulraouf, chỉ hơn 1 tháng tuổi rưỡi, nằm trên giường tại bệnh viện al-Sabeen ở Sanaa ngày 13/4. - Ảnh: Reuters.

Bé trai Imran Faraj (8 tuổi), bị suy dinh dưỡng nặng, được mẹ mình bế tới bệnh viện ở thành phố cảng Hodeidah. - Ảnh: Reuters.

Một bé trai nhỏ tuổi khác tại trung tâm điều trị suy dinh dưỡng của bệnh viện ở Sanaa, ngày 24/7. - Ảnh: Reuters.

Bé Jamal Mujalli al-Mashriqi (4 tuổi), bị suy dinh dưỡng nặng, đang đứng cạnh mẹ mình tại một bệnh viện ở thành phố Saada. - Ảnh: Reuters.

Tại phòng chăm sóc tích cực ở Hodeidah, một cậu bé bị suy dinh dưỡng được đặt lên cân để xác định tình trạng sức khỏe. - Ảnh: Reuters.

Một bé trai suy dinh dưỡng nặng đang được chăm sóc tại phòng chăm sóc tích cực thuộc một cơ sở y tế ở Hodeidah. Ảnh chụp ngày 17/11/2016. - Ảnh: Reuters.

Một bà mẹ đưa con trai của mình tới phòng cấp cứu ở Hodeidah để khám và điều trị. - Ảnh: Reuters.

Saida Ahmad Baghili (18 tuổi) trông quá gầy gò ốm yếu so với độ tuổi của mình. Cậu bé bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, được chăm sóc tại bệnh viện al-Thawra, Hodeidah. - Ảnh: Reuters.

Bữa sáng tạm bợ của một gia đình bên ngoài túp lều của họ tại trại tạm trú dành cho người phải rời bỏ nhà cửa vì chiến tranh ở Yemen. - Ảnh: Reuters.

Cậu bé 8 tuổi này đã phải đi cấp cứu tại một bệnh viện thuộc Sanaa vì bị suy dinh dưỡng nặng. - Ảnh: Reuters.

Bé trai được mẹ mình bế sau khi thăm khám suy dinh dưỡng tại phòng chăm sóc đặc biệt ở Sanaa hôm 27/9/2016. - Ảnh: Reuters.

Cô bé suy dinh dưỡng nặng Jamila Ali Abdu (7 tuổi), đang hấp hối trên giường bệnh tại Hodeidah, ngày 2/5/2017. - Ảnh: Reuters.

Gia đình và người thân của Jamila đau đớn an táng cô bé sau khi bé qua đời cùng ngày (2/5/2017). - Ảnh: Reuters.

Một cậu bé suy dinh dưỡng bật khóc trên giường bệnh tại phòng chăm sóc đặc biệt ở Thủ đô Sanaa của Yemen vào ngày 10/2/2016. - Ảnh: Reuters.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật