Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ai quản lý tiền trong tài khoản thu phí không dừng của dân?

(DS&PL) -

Nhà cung cấp dịch vụ thu phí có trách nhiệm quản lý đối với số tiền của các chủ phương tiện nộp vào tài khoản thu phí của nhà cung cấp dịch vụ thu phí.

Trạm thu phí Km6+000 cao tốc Nội Bài - Lào Cai - Ảnh: TTO

Điều 11 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg “Về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng” quy định về sử dụng tài khoản thu phí như sau:

- Chủ phương tiện nộp tiền vào tài khoản thu phí (thông qua các hình thức nộp trực tiếp, liên thông tài khoản ngân hàng và các hình thức khác) để sử dụng dịch vụ thu phí điện tử không dừng theo quy định.

- Trường hợp phương tiện giao thông đường bộ được gắn thẻ đầu cuối mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả khi qua làn thu phí điện tử không dừng thì phương tiện phải sử dụng làn thu phí hỗn hợp.

- Nhà cung cấp dịch vụ thu phí tiến hành mở tài khoản trên hệ thống ngân hàng thương mại để tiếp nhận phí dịch vụ sử dụng đường bộ của chủ phương tiện khi lưu hành qua các trạm thu phí điện tử không dừng.

Nhà cung cấp dịch vụ thu phí có trách nhiệm quản lý đối với toàn bộ số tiền của các chủ phương tiện nộp vào tài khoản thu phí của nhà cung cấp dịch vụ thu phí theo quy định của pháp luật.

Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa điều chỉnh lại quy định liên quan đến số dư tài khoản thu phí không dừng.

Cụ thể, doanh nghiệp đã hủy bỏ quy định bắt buộc tài xế phải duy trì số dư tài khoản bằng 50% mức phí của chặng dài nhất.

Thay vì bắt buộc, VEC chuyển sang khuyến cáo tài xế nên duy trì số dư tài khoản ETC ở mức cao để lưu thông thuận tiện. Cụ thể, với tuyến Nội Bài - Lào Cai là 150.000 đồng, tuyến Đà Nẵng - Quảng Ngãi là 100.000 đồng, tuyến TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là 40.000 đồng và Cầu Giẽ - Ninh Bình là 35.000 đồng.

Cự Giải (T/h)

Tin nổi bật