Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

9 lần vỡ ống nước sông Đà: Vinaconex "bắn không nên phải đền đạn"

(DS&PL) -

(ĐSPL)- "Nếu Vinaconex làm đường ống nước mới để đền cho công trình bị 9 lần vỡ trước đó thì mới thực hiện đúng luật chơi “bắn không nên phải đền đạn”, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Sỹ Liêm cho biết.

(ĐSPL)- "Nếu Vinaconex làm đường ống nước mới để đền cho công trình bị 9 lần vỡ trước đó thì Vinaconex mới thực hiện đúng theo luật chơi “bắn không nên phải đền đạn”, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Sỹ Liêm cho biết.

Ngay sau sự cố vỡ ống nước sông Đà lần thứ 9, một Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội đã khẳng định trước kỳ họp thứ 10 HĐND TP: “Thành phố đã hết kiên nhẫn và không thể để Vinaconex tiếp tục đùa với cuộc sống của người dân. Hà Nội sẽ tự mình xây dựng đường ống khác trong vòng 2 tháng để đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho 1 triệu dân ở mấy quận của thành phố".

Cần một lời giải thích thỏa đáng từ phía UBND TP Hà Nội

Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau, chính UBND TP Hà Nội lại chấp thuận cho Tổng Công ty Vinaconex đầu tư xây dựng tuyến đường ống dẫn nước sông Đà giai đoạn 2, từ quốc lộ 21 về đường vành đai 3 Hà Nội. Vinaconex phải khởi công tuyến đường ống dẫn giai đoạn 2 trước tháng 9/2014 và hoàn thành đúng tiến độ đã cam kết, bảo đảm cung cấp nước sạch ổn định cho nhân dân trong mùa hè năm 2015.

Từ năm 2012 đến nay, đường ống nước sông Đà đã 9 lần bị vỡ, ảnh hưởng đến sinh hoạt của hơn 70.000 hộ dân 4 quận nội thành Hà Nội.

Tỏ ra lo ngại về điều này, TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, việc UBND TP Hà Nội lại giao lại cho một đơn vị đã mắc sai lầm nghiêm trọng như vậy lại trở lại thi công dự án đó trắc phải có lý do “gì đó” và người dân đang cần một cầu trả lời thỏa đáng từ phía lãnh UBND TP Hà Nội.

"Thực tế, cần phải tổ chức triển khai, đánh giá nguyên nhân dẫn đến sai phạm của Vinaconex. Ở đây phải có một hội đồng chuyên gia đánh giá. Tôi thấy nào thì do nguyên nhân chất lượng đường ống không đồng đều; nào thì nguyên nhân quá trình vận chuyển, thi công, lắp đặt đã gây ra một số tác động bất lợi tới đường ống, làm giảm khả năng bám dính giữa các lớp vật liệu cấu tạo ống...", TS Liêm nói và cho rằng, nếu Vinaconex làm một đường ống nước mới để đền cho công trình bị 9 lần vỡ trước đó thì Vinaconex mới thực hiện đúng theo luật chơi: “bắn không nên phải đền đạn”.

"Việc Hà Nội tiếp tục giao cho Vinaconex tục thực hiện đường ống thứ hai cần một câu giải thích về lý do, chứ theo cách giải thích của ông Nguyễn Văn Thịnh - Phó Chánh văn phòng UBND thành phố rằng “Rút kinh nghiệm đợt trước, không phải Vinaconex muốn làm gì thì làm, các sở ban ngành chuyên môn của thành phố sẽ theo dõi giám sát chặt chẽ”. Nói như vây thì đường ống nước Sông Đà bị vỡ 9 lần vừa qua là không giám sát hay sao?", TS Liêm nói và nhấn mạnh, nếu tiếp tục giao cho Vinaconex thì trong trường hợp này chủ đầu tư phải thuê tư vấn độc lập để giám sát chứ không thể dùng nhân viên của mình để giám sát.

Ông Lê Quang Hùng- Cục trưởng Cục giám định nhà nước về chất lượng công trình, Bộ Xây dựng

Phải xử lý kịp thời nếu có sai phạm

Trong khi đó, theo ông Lê Quang Hùng- Cục trưởng Cục giám định nhà nước về chất lượng công trình, Bộ Xây dựng, nguyên nhân của những lần vỡ đường ống nước trước đây là do chất lượng đường ống không đồng đều, qua việc lấy mẫu thí nghiệm cũng như là đánh giá bằng cảm quan cho thấy bám dính của các lớp cấu tạo ống chưa tốt, về lâu dài dễ gây bong rộp, tách lớp ống, đây là nguyên nhân sâu xa về mặt chất lượng đường ống.

Nguyên nhân thứ hai là trong quá trình vận chuyển, thi công, lắp đặt đã gây ra một số tác động bất lợi tới đường ống, làm giảm khả năng bám dính giữa các lớp vật liệu cấu tạo ống, lâu dài ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của ống trong khai thác sử dụng (ví dụ: ống bị xô lệch trong quá trình lắp đặt; gia tăng tải trọng tác động lên ống do thiếu một số tấm bê tông dàn tải tại hầm chui dân sinh; một số dị vật lẫn trong lớp cát đệm xung quanh ống có thể tác động bất lợi vào thành ống).

Tất cả các nguyên nhân này đều dẫn đến hiện tượng là có xu hướng làm giảm khả năng kết dính giữa các lớp vật liệu cấu tạo ống và về lâu dài làm hỏng cục bộ đường ống.

Ngoài các nguyên nhân chính nêu trên, còn có một số nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng tới khả năng chịu lực của tuyến ống như: ảnh hưởng của việc thi công xây dựng và vận hành khai thác tuyến đại lộ Thăng Long có tác động bất lợi lên đường ống; việc gia tăng tải trọng của các phương tiện giao thông tại các đường ngang, đường dân sinh trên tuyến ống; vật liệu composite cốt sợi thủy tinh có thể suy giảm một số chỉ tiêu cơ lý theo thời gian (trong khi không có kết quả thí nghiệm chứng minh độ bền lâu của vật liệu chế tạo ống).

Ông Đỗ Đức Duy, Chánh văn phòng Bộ Xây dựng.

Ông Đỗ Đức Duy, Chánh văn phòng Bộ Xây dựng thì cho rằng, Vinaconex là doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước, phải chịu trách nhiệm trong việc bảo toàn, phát triển vốn nhà nước, cũng như trách nhiệm chính trị, xã hội trong việc góp phần đảm bảo an sinh xã hội, cụ thể ở đây là đầu tư sản xuất và cung cấp nước sạch cho người dân.

"Chúng tôi ủng hộ quan điểm cho rằng, ngoài các yếu tố hạn chế về kỹ thuật, kinh nghiệm, tổ chức quản lý của chủ đầu tư và các nhà thầu đối với một loại công nghệ lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam, nếu xét thấy có các dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quản lý và tổ chức thực hiện dự án, làm thất thoát, lãng phí vốn đầu tư của nhà nước, ảnh hưởng đến chất lượng công trình thì các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần tiến hành kiểm tra, thanh tra để phát hiện, xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có sai phạm (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật hiện hành", ông Duy khẳng định.

Tin nổi bật