Ăn tôm cùng rau củ quả giàu vitamin C
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn không nên nấu tôm cùng các loại rau củ giàu vitamin C. Nguyên nhân là do tôm chứa nhiều asen pentoxide (As2O5). Chất này kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C rất dễ gây ra phản ứng hóa học trong dạ dày, khiến asen pentoxide thay đổi thành asen trioxide (còn gọi là thạch tín). Asen trioxide là một chất độc, có thể gây ra suy tim, gan, thận và mạch máu và gây tử vong do mất máu lớn.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, quýt… ngay sau khi ăn tôm. Bạn tốt nhất chỉ nên ăn thực phẩm giàu vitamin C sau khi ăn tôm khoảng 4 tiếng.
Vừa uống bia vừa ăn tôm
Bia chứa nhiều vitamin B1, khi kế hợp với đạm trong tôm sẽ tạo ra sự kết tủa. Việc thường xuyên ăn tôm và uống bia cùng nhau sẽ tích tụ kết tủa trong người, dẫn đến bệnh sỏi thận.
Ngoài ra, thói quen vừa ăn tôm vừa uống bia còn là tăng hàm lượng axit uric trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến thận và tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
Ăn quá nhiều tôm
Việc hấp thụ quá nhiều các chất dinh dưỡng trong tôm như đạm, photpho, axit béo, canxi… sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng và có thể gây tiêu chảy. Do đó, bạn không nên ăn quá nhiều tôm, chỉ ăn lượng vừa đủ để bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Ăn gỏi tôm sống
Các loại đồ ăn tái sống từ tôm hay các món ăn từ tôm chưa dược chế biến kỹ rất dễ khiến bạn bị nhiễm giun, sán, ký sinh trung từ tôm vào cơ thể.
Ăn đầu tôm vì nghĩ rằng bổ mắt
Nhiều người vẫn nghĩ nếu ăn phần đầu tôm sẽ rất tốt cho mắt nhưng chưa có bất cứ nghiên cứu đáng tin cậy nào chứng minh tác dụng này của đầu tôm.
Trên thực tế, đầu tôm chủ yếu tập trung chất thải của tôm và chứa rất ít chất dinh dưỡng so với phần còn lại. Ăn đầu tôm đồng nghĩa với việc bạn sẽ ăn luôn cả túi chất thải của chúng nằm ngay trên đầu.
Đầu tôm cũng tích tụ nhiều kim loại nặng như asen. Đối với phụ nữ mang thai, độc tính của kim loại nặng asen thường rất mạnh, ăn nhiều có thể dẫn đến dị tật thai nhi hoặc sảy thai.
Ngoài ra, bạn cũng lưu ý không nên ăn nhiều vỏ tôm. Nguồn canxi chủ yếu của tôm là từ thịt tôm, không phải từ vỏ tôm như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Vỏ tôm trên thực tế gần như không có hoặc có rất ít canxi. Bộ phận này cứng do thành phần chính là chitin, một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác. Vỏ của một số loài tôm tương đối khó tiêu hóa, tuyệt đối không nên cho trẻ nhỏ ăn nhiều vì sẽ dễ bị hóc.
Đinh Kim (T/h)